Nhà Minh Trung Quốc (1368 - 1644) được ca ngợi là một trong các triều đại có nền kinh tế phồn vinh nhất thế giới cũng như lịch sử Trung Quốc. Mậu dịch hải ngoại hoạt động hưng thịnh, thủ công nghiệp và kinh tế thương phẩm phồn vinh, xuất hiện tập trấn thương nghiệp – hình thức sơ khai của tư bản chủ nghĩa. Nhà Minh, ngay từ thời Minh Thái Tổ - Chủ Nguyên Chương sớm được coi là triều đại có tư tưởng tiến bộ với những chính sách phúc lợi an sinh an dân vượt tầm thời đại.
Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương đối xử tàn khốc với các phi tần.
“Truyền thống” cung nữ bị ép chết khi Hoàng đế băng hà từ thời Minh Thái Tổ
Người sáng lập triều Minh là Chu Nguyên Chương - Minh Thái Tổ, hay còn gọi là Hồng Vũ Đế. Ông được coi là 1 trong những hoàng đế vĩ đại nhất lịch sử Trung Quốc. Xuất thân từ tầng lớp tá điền nghèo khổ Chu Nguyên Chương tay không dựng nghiệp lớn, đánh đuổi người Mông Cổ, giành lại quyền tự chủ của người Hán. Bản thân không có một tấc đất nương thân, từng trải qua nhiều năm làm thầy tu khất thực nhưng qua tự lực phấn đấu mà khai sáng giang sơn Đại Minh gần 300 năm
Cũng giống như bao bậc đế vương khác, sau khi lên ngôi, ổn định giang sơn xã tắc, Chu Nguyên Chương cũng lập hậu cung tuyển chọn mỹ nữ. Trong “Minh Hội điển” có ghi: “Thái tổ có tổng cộng 40 phi tần" có tài liệu chép là 46 phi tần.
Chu Nguyên Chương nổi tiếng quản lý hậu cung vô cùng nghiêm khắc, thậm chí có phần tàn khốc. Chỉ cần phát hiện phi tần không chung thủy, ông sẽ xử nghiêm không cần lý do. “Thiết quần hình” là một trong những nhục hình tàn khốc, vô nhân tính mà Chu Nguyên Chương thường dùng để trừng phạt những người phụ nữ của ông.
“Thiết quần” chính là dùng miếng sắt mỏng tạo thành hình giống chiếc quần. Nữ phạm nhân sẽ phải mặc nó lên người, sau đó đốt nóng “Thiết quần”. Người chịu hình phạt này sẽ bị sắt nóng làm cháy xém da thịt, đau đớn cho đến chết.
Một dạng nhục hình với cung nữ phi tần của các vua nhà Minh được thể hiện trên phim ảnh.
Chu Nguyên Chương cũng là Vua đời Minh đầu tiên ban sắc lệnh buộc cung tần mỹ nữ phải chết theo (cho uống thuộc độc, thắt cổ hoặc chôn sống) khi Hoàng đế băng hà. Có giai thoại cho rằng, trong 30 năm trị vì, Chu Nguyên Chương đã giết hại đến… 5.000 cung nữ song cho đến nay, vẫn chưa có chứng cứ rõ ràng về việc này
Cả Minh Thành Tổ - Vĩnh Lạc Đế (1360-1424) lẫn Minh Nhân Tông – Hồng Hi Đế (1378-1425), hai người kế vị của Chu Nguyên Chương, đều tiếp nối “truyền thống” khủng khiếp này. Phải tới đời Minh Anh Tông (1427-1464), sắc lệnh man rợ này mới bị bãi bỏ vào năm 1464, chỉ 3 ngày trước khi vị Vua này lâm chung.
Tử Cấm Thành – mồ chôn cung tần mỹ nữ thời Hồng Hi Đế
Hồng Hi Đế nổi tiếng với việc kiến tạo thủ đô thứ hai của Trung Quốc, bên cạnh Nam Kinh, và đặt tên là Bắc Kinh, nơi ông xây dựng "Tử Cấm Thành”. Triều đại của Hồng Hi Đế được đánh giá cao ở các mặt cải cách quân sự, kinh tế và giáo dục. Tuy nhiên, hành vi tàn ác của ông thì nhiều vô kể.
Năm 1421, ngay sau khi Hồng Hi Đế mở cửa Tử Cấm Thành vào ngày đầu năm mới, có tin đồn rằng 1 trong những phi tần được ông sủng ái nhất đã bị ép phải treo cổ bởi có quan hệ bất chính với 1 Hộ vệ trong cung, đồng thời làm lộ ra chuyện Hồng Hi Đế là người… yếu sinh lý.
Sau những phút giây khoái lạc ngắn ngủi là bi kịch bị ép chết của hàng ngàn phi tần cung nữ thời nhà Minh.
Và để bịt đầu mối, Hồng Hi Đế đã quyết định xử tử hình tổng cộng 2800 cung tần, mỹ nữ theo hình thức tùng xẻo. Trong số những những cung nữ bị ép phải chết có những bé gái mới nhập cung ở tuổi 12,13. Dĩ nhiên, không hề có những ghi chép chính thức về vụ thảm sát này.
Hoàng đế đời thứ 10 nhà Minh, Minh Vũ Tông – Chính Đức Đế, lên ngôi năm 1505, được cho là kẻ có đam mê xác thịt bệnh hoạn, thường xuyên cải trang để “vi hành” tới các lầu xanh. Dù vậy, Chính Đức Đế cũng nạp tới hơn 1000 thê thiếp và rất nhiều người trong số này đã chết đói vì không được Hoàng cung cung cấp những nhu yếu phẩm tối thiểu.
Minh Thế Tông từng bị ám sát hụt bởi những cung nữ oán hận
Minh Thế Tông – Gia Tĩnh Đế (1507-1567), trong khi đó, là vị Vua đời Minh bị ảm ảnh lớn bởi việc trường sinh. Ông tin rằng thành phần quan trọng làm nên sự bất tử là… kinh nguyệt của trinh nữ.
Trong triều đại của mình, Gia Tĩnh Đế đã nạp hàng ngàn trinh nữ vào Tử Cấm Thành với mục đích để "thu hoạch" kinh nguyệt. Để đảm bảo rằng cơ thể của họ tinh khiết, chế độ ăn đối với các trinh nữ là chỉ là nho đen và sương. Nhiều cung nữ đã chết vì suy nhược do chế độ ăn uống độc ác này.
Và sự oán hận ấy đã lên tới đỉnh điểm vào năm 1542 khi một nhóm 16 cung tần lên kế hoạch ám sát Minh Thế Tông. Cầm đầu nhóm này là Vương Ninh tần, người từng bị Vua Gia Tĩnh dùng nhục hình (lột truồng và bị đánh giữa tẩm cung).
Tháng 10 năm Gia Tĩnh thứ 21, vua Gia Tĩnh tới cung Đoan phi uống rượu hành lạc nên sau đó ngủ mê mệt. Sáng sớm đó, nhóm Vương Ninh đều tập trung ở vườn hoa. Theo kế hoạch cung nữ Dương Kim Anh sẽ là người ra tay ám sát vua.
Nhóm ám sát lẩn vào tẩm cung của Tào Đoan và nấp vào trong khóm hoa. Đợi khi Tào Đoan đi đến phòng ngự thiện, Vương Ninh liền vào gọi 2 cung nữ trong cung của Tào Đoan ra ngoài để cho đồng bọn hành sự.
Vua Gia Tĩnh suýt chết sau màn ám sát bất thành của các cung nữ oán hận.
Dương Kim Anh rút sợi thừng đã chuẩn bị sẵn kết thành một thòng lọng buộc vào cổ nhà vua rồi ra sức kéo chặt. Sau đó Vương Ninh và 5 cung nữ khác cùng lao tới giữ chân đè tay vua Gia Tĩnh. Vua Gia Tĩnh tỉnh dậy, gắng sức phản kháng nhưng Kim Anh đã buộc một đầu sợi thòng lọng vào thành giường.
Thấy vua vẫn chưa tắt thở, Kim Anh hò đồng bọn kéo chặt thừng còn chính nàng thì leo lên dùng tay bóp cổ vua. Tuy đông người nhóm Vương Ninh tâm thần rối loạn, vừa làm vừa sợ nên chân tay lóng ngóng, nhờ vậy vua Gia Tĩnh mới có cơ hội chống đỡ.
Thấy tình hình bất lợi, Vương Ninh nhanh chân chạy khỏi tẩm cung. Kim Anh, trong nỗ lực ám sát cuối cùng, đã rút chiếc trâm bạc ra đâm mạnh vào hạ bộ hoàng đế. Đúng lúc đó, ở bên ngoài, hoàng hậu cùng thái giám và binh lính đã bủa vây cung Tào Đoan.
Sự việc này là lớn ô nhục lớn trong đời vua Gia Tĩnh và phải mất 2 tháng ông mới có thể hồi phục. Vương Ninh, Dương Kim Anh và 14 cung nữ khác cùng toàn bộ gia đình thân quyến của nhóm này sau đó bị xử tử hình.
Hoằng Trị Đế - Vua Triều Minh duy nhất không thê thiếp
Minh Hiếu Tông – Hoằng Trị Đế (1470-1505), Vua đời thứ chín nhà Minh và là cha của Minh Vũ Tông, có lẽ là người duy nhất không nạp thê thếp, đam mê tửu sắc hay đối xử tàn nhẫn với cung nữ. Mẹ của Hoằng Trị Đế, Hiếu Mục Hoàng Hậu (Kỷ thục Phi), đã bị sát hại bởi Vạn Quí Phi.
Theo một số truyền thuyết, Vạn Quý phi, vốn được vua Minh Hiến Tông - Thành Hóa Đế (cha Hoằng Trị Đế) hết mực sủng ái. Khi Vạn Quý phi sinh hạ cho vua một vị hoàng tử, bà càng nhận được ân sủng hết mực nhưng con trai của Vạn Quý phi không may đã chết yểu. Vốn tính tình hiểm độc nên khi mất con, lòng dạ Vạn Quý phi càng trở nên “lang sói” hơn.
Lo sợ người khác có thể cướp mất vị trí của mình, Vạn Quý phi lập dã tâm không để cho bất cứ phi tần nào được sinh con. Bà giết tất cả những đứa trẻ là con của Hoàng đế với các phi tần khác. Chỉ cần phát hiện phi tần nào mang thai, bà lập tức bỏ thuốc độc, ép phá thai, thậm chí còn giết chết người đó, thủ đoạn vô cùng thâm độc.
Minh Hiếu Tông - vị vua phong kiến hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc theo tư tưởng một vợ - một chồng.
Thế nhưng số trời đã định, có một đứa trẻ thoát khỏi nanh vuốt của Vạn Quý phi. Đó chính là Chu Hựu Đường (Hoằng Trị Đế sau này). Với sự giúp đỡ của thái giám thân tín và Hoàng hậu Hiếu Trinh Thuần, Kỷ Thục Phi đã khéo léo che giấu sự tồn tại của con trai mình trong suốt 5 năm trời.
Sau khi các con của vua Thành Hóa liên tục chết yểu, ông đã vô cùng đau buồn và hoảng loạn. Sự xuất hiện của Chu Hựu Đường như “nắng hạn gặp mưa rào”, khiến Thành Hóa vui mừng khôn xiết.
Đến lúc này, Vạn Quý phi muốn mưu sát Hựu Đường cũng không được nên bèn quay sang giết Kỷ Thục phi. Có lẽ cái chết của mẹ cũng như những cuộc tàn sát, tranh giành quyền lực chốn hậu cung đã trở thành nỗi ám ảnh thường trực trong tâm trí của Chu Hựu Đường.
Sớm nhìn thấy được bi kịch Hoàng cung do cuộc hôn nhân đa thê thiếp gây ra nên ngay sau khi lên ngôi, Hoằng Trị quyết định chỉ chung tình với một người vợ duy nhất – Hoàng hậu Trương Thị. Cuộc sống êm ấm, hạnh phúc của Hoằng Trị Đế và Trương Hoàng hậu cứ bình lặng trôi qua. Họ có chung với nhau 2 người con trai và 3 con gái.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.