Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn một số kỹ thuật nuôi heo vi sinh cơ bản
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Hướng dẫn một số kỹ thuật nuôi heo vi sinh cơ bản
Bích Ngọc - Duy Quân
Thứ hai, ngày 27/11/2023 06:15 AM (GMT+7)
Nuôi heo bằng cám vi sinh và sử dụng đệm lót sinh học trong quá trình chăn nuôi là giải pháp mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân. Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông cùng sẽ bà con tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi heo vi sinh.
Tìm hiểu kỹ thuật nuôi heo vi sinh cho người mới bắt đầu cùng Sổ tay Nhà nông
Với nhiều ưu điểm như giúp phân hủy chất thải cụ thể là phân, nước tiểu; tiêu diệt một số vi khuẩn có hại tồn tại trong chuồng nuôi; đặc biệt là góp phần bảo vệ môi trường, mở ra hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi bền vững, hiện nay chăn nuôi vi sinh đang là hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người chăn nuôi. Để thực hiện mô hình này đạt hiệu quả, bà con cần tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin, kỹ thuật chăn nuôi. Trong số phát sóng hôm nay, chương trình Sổ tay Nhà nông sẽ cùng bà con tìm hiểu những kỹ thuật cơ bản trong chăn nuôi heo vi sinh.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật nuôi heo vi sinh cho người mới bắt đầu
1. Chọn giống (áp dụng chung cho các giống)
- Heo lai F1 (giữa heo đực ngoại và cái nội), có khả năng tăng trọng khá, tỷ lệ nạc cao hơn heo nội thuần.
- Heo lai 2 máu ngoại, heo lai 3 và 4 máu ngoại thường thể hiện ưu thế lai cao (lớn nhanh hơn, tiêu tốn thức ăn thấp hơn, khả năng chống chịu bệnh tật tốt hơn so với giống heo ngoại nguyên chùng nuôi thịt).
2. Nhập heo và đưa heo vào chuồng
Heo nhập vào trang trại phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, tiêm phòng vắc xin, thuốc điều trị đã sử dụng (nếu có). Tốt nhất nên nhập từ các trại đã có chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Chỉ nên mua heo mới từ 1 đến 2 trại đảm bảo an toàn dịch, hạn chế nguy cơ mang bệnh vào trại.
Khi heo về đến trại, phải chuyển heo xuống ngay, đưa vào khu cách ly để nuôi thích nghi. Ghi nhận lại tất cả các biểu hiện bệnh tật của heo trong quá trình nuôi thích nghi.
Sau khi nhập heo phải lên kế hoạch tiêm phòng cho đàn heo, quan tâm đến một số bệnh như; tụ huyết trùng, dịch tả, phó thương hàn.
Trước khi thả có thể nhặt phân heo từ đàn cần thả bỏ vào rải rác một số nơi trên đệm lót để không tạo cho heo có thói quen thải phân một chỗ.
3. Chuồng nuôi heo vi sinh
Chuồng trại phải thông thoáng, mát, cơ bản đáp ứng các chỉ tiêu sau:
Diện tích chuồng: đảm bảo mật độ 2,4 m2/con. Trong đó 1,6 m2/con là nền chuồng đệm lót sinh học và 0,8 m2/con là nền xi măng. Mỗi ô chuồng nuôi khoảng 20 con (Heo lớn là 1,5 - 1,8 m2 đệm lót/con, heo choai là 1,3 - 1,5 m2 đệm lót/con, heo nhỏ là 1 - 1,2 m2 đệm lót/1 con.
Trong chuồng nuôi heo gắn hệ thống phun sương và quạt gió, đồng thời có thể gắn thêm hệ thống phun sương trên mái. Chú ý lắp đặt quạt thổi cùng hướng gió tự nhiên và các quạt cùng thổi theo 1 hướng và hệ thống phun mù (phun sương) với các đầu phun được lắp đặt ở từng ô chuồng (khoảng cách giữa các béc 70 cm).
Máng ăn và vòi uống nước tự động đặt ở 2 phía đối diện nhau để giúp heo tăng sự vận động làm đảo trộn chất độn có lợi cho lên men.
Trên đây là một số lưu ý khi phòng và trị bệnh newcastle ở gà. Mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.