Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng nhập
Email
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với
điều khoản sử dụng của
báo Dân Việt
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tạo tán cho giàn nho sữa
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tạo tán cho cây nho sữa
Bích Ngọc - Lưu Hoài
Thứ năm, ngày 12/10/2023 06:20 AM (GMT+7)
Tạo tán cho cây nho sữa là một trong những công đoạn quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Trong số phát sóng hôm nay, hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này.
Tìm hiểu kỹ thuật tạo tán cho giàn nho sữa cùng Sổ tay Nhà nông
Tạo tán cho giàn nho sữa không chỉ điều hòa lượng cành gỗ, duy trì cây nho ở dạng có lợi theo mong muốn, mà còn tạo điều kiện cho cây nho có sức sống tốt nhất, ổn định năng suất qua các năm.Trong số phát sóng hôm nay, hãy cùng chương trình Sổ tay Nhà nông tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này.
SỔ TAY NHÀ NÔNG: Kỹ thuật tạo tán cho giàn nho sữa.
1. Tạo tán theo hệ thống giàn lưới qua đầu
Sau khi lựa chọn được các cành cấp 1, bà con tiến hành tạo tán như sau: Để các tay chính phát triển đến tận ngoại vi của giàn rồi bấm ngọn. Cành thứ cấp được mọc ra từ cành cấp 1, bà con để khoảng cách 35 - 40cm một cành, các cành cách đều về hai phía. Từ cách cấp 3, bà con giữ cành để lấy quả.
Ngoài ra, bà con có thể không cho cành chính phát triển dài mà tiến hành bấm ngọn ngay khi được 50 - 60cm, từ đó để 2 - 3 cành cấp 2, tiếp tục như thế đến cành cấp 3 thì có thể lấy quả vụ đầu.
2. Tạo tán theo hệ thống tạo hình chữ T
Đây cũng là một trong những kiểu giàn phổ biến. Khi bà con cắt cành nhằm tạo tán theo hình chữ T, chỉ để lại 2 cành cấp 1 mọc ngược chiều. Khi hai cành cấp 1 dài 0,75m thì bấm ngọn cho ra cành cấp 2. Việc này sẽ khiến các cành cấp 2 mọc ngược chiều nhau và bò từ hàng nho này sang hàng nho kia.
Khi cành cấp 2 đạt chiều dài 1,25m, bà con tiến hành bấm ngọn. Tuy nhiên, tùy từng giống nho và điều kiện dinh dưỡng mà giữ lại khoảng 10 - 20 cành cấp 2. Đồng thời, bấm bỏ tất cả chồi nách trên các cành cấp 2.
Trong quá trình tạo tán, phải buộc dây chắc chắn vào giàn để gió không làm hỏng ngọn nho. Khi đã bấm ngọn cành cấp 2, không cho ra ngọn nữa mà tập trung nuôi cành khỏe để chuẩn bị cắt cành cho ra hoa, lấy quả.
Khi cây nho được 10 tháng tuổi, tiếp tục tiến hành cắt cành cho ra quả. Khi cắt cành, cây nho sẽ chấm dứt giai đoạn sinh trưởng và tập trung dinh dưỡng cao nhất vào mắt nho giúp nho nẩy mầm và ra hoa, kết quả đồng loạt, tạo điều kiện thuận lợi chop khâu chăm sóc, bảo quản và thu hoạch.
Trên đây là kỹ thuật tạo tán cho giàn nho, mong rằng chương trình Sổ tay Nhà nông tuần này đã đem đến những thông tin hữu ích cho bà con. Chúc bà con thành công với mô hình của mình!
Hãy theo dõi chuyên mục Sổ tay Nhà nông các ngày thứ 2, 3, 5 và thứ 6 trên Chuyên mục Thông tin khuyến nông - Dân Việt Media, Chuyên trang Dân Việt Media và kênh Youtube: Sổ tay Nhà nông để có thêm những thông tin hữu ích về nông nghiệp.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Trung tâm Truyền hình số Dân Việt/ Báo Nông thôn Ngày nay - Lô E2, Khu đô thị mới Cầu Giấy, đường Dương Đình Nghệ, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.