Sốc: Thí nghiệm phôi lai giữa người và khỉ gây chấn động giới khoa học
Sốc: Thí nghiệm phôi lai giữa người và khỉ gây chấn động giới khoa học
Thứ bảy, ngày 17/04/2021 10:32 AM (GMT+7)
Thành tích đột phá này một ngày nào đó có thể là tiền đề cho đến sự gia tăng đáng kể số lượng nội tạng phục vụ cho để cấy ghép, tuy nhiên một số nhà phê bình nói rằng nó đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng về đạo đức.
Juan Carlos Izpisua Belmonte, giáo sư tại Phòng thí nghiệm Biểu hiện gen tại Viện Nghiên cứu Sinh học Salk ở La Jolla, California, nói rằng một ngày nào đó nghiên cứu sẽ giúp cắt giảm danh sách chờ ghép tạng.
Ông khẳng định: "Nhu cầu hiện tại đang ngày càng tăng lên".
Viết trên tạp chí khoa học Cell, ông cho biết nhóm của mình đã tiêm 25 iPS, hoặc tế bào gốc đa năng cảm ứng, từ con người vào một số phôi khỉ macaque. Hơn 100 phôi vẫn sống sót, điều này cho phép các nhà khoa học nghiên cứu cách các loại tế bào khác nhau tương tác.
Belmonte nhấn mạnh: "Mục tiêu của chúng tôi không phải là tạo ra bất kỳ sinh vật mới hay bất kỳ loài quái vật nào. Hiện tại, chúng tôi đang cố gắng hiểu cách các tế bào từ các sinh vật khác nhau giao tiếp".
Ông nói thêm: "Kiến thức này sẽ cho phép chúng tôi tìm ra sự phát triển thích hợp của tế bào người ở những động vật khác. Chúng tôi rất, rất vui mừng."
Tuy nhiên, Giáo sư Julian Savulescu, giám đốc Trung tâm Oxford Uehiro về Đạo đức Thực hành và là đồng giám đốc của Trung tâm Wellcome về Đạo đức và Nhân văn, Đại học Oxford, nói với Irish News rằng nghiên cứu đã "mở hộp Pandora cho những chimaera của con người".
Chimaera là từ để ám chỉ những sinh vật giữ lại các đặc tính của hai loài riêng biệt. Vào tháng 5 năm ngoái, các nhà nghiên cứu đã cố tình tạo ra một con chuột chimaera để nghiên cứu những vấn đề về bệnh tật và lão hóa. Một nhóm khác, làm việc tại Trung Quốc, đã thiết kế các phôi lai giữa lợn và khỉ.
Mặc dù vậy, công việc kiểu này đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về đạo đức. Kirstin Matthews, một nhà khoa học và công nghệ tại Viện Baker của Đại học Rice, nói rằng công trình đã làm mờ ranh giới chuẩn mực của con người.
Phát biểu với NPR, Giáo sư Matthews nói: "Liệu sinh vật đó có nên được quy định là con người bởi nó có một tỷ lệ đáng kể tế bào người trong đó? Hay nó chỉ nên được coi như một loài động vật? Hay một cái gì đó khác?"
Cô ấy nói thêm: "Tôi nghĩ rằng công chúng sẽ quan tâm và tôi cũng vậy, rằng chúng ta chỉ đang thúc đẩy khoa học mà không có cái nhìn đúng đắn về những gì chúng ta nên làm hoặc không nên làm."
Vui lòng nhập nội dung bình luận.