Dường như việc cấy ghép đầu người vẫn được xem là việc chỉ xuất hiện trong các bộ phim khoa học viễn tưởng. Ngay cả ngoài thực tế, các bác sĩ vẫn khẳng định y học ngày nay vẫn "bó tay".
Anh Valery hào hứng với ca phẫu thuật cấy ghép đầu sắp tới.
Thế nhưng mới đây một người đàn ông đến từ Nga là anh Valery Spiridonov (30 tuổi) đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo là rối loạn teo cơ di truyền hiếm gặp (Werdning-Hoffmann) đã sẵn sàng đặt niềm tin cho một ca phẫu thuật có tỉ lệ thành công hết sức mong manh.
Lý do anh Valery đánh cược số phận cho ca đại phẫu thuật có một không hai này là bởi, căn bệnh rối loạn teo cơ di truyền đã hoàn toàn khiến anh liệt nửa người dưới, không thể tự di chuyển.
Valery mắc chứng rối loạn teo cơ hiếm gặp và anh mong muốn được cấy ghép đầu để có cơ hội đi lại như bình thường.
Anh Valery chia sẻ về ca phẫu thuật cấy ghép đầu.
Thậm chí, tình hình bệnh ngày một trở nên xấu đi: "Các cơ của tôi đã ngừng phát triển khi tôi còn nhỏ, điều này khiến bộ xương bị biến dạng, các bắp vai không thể hỗ trợ cho xương được nữa".
Ngoài ra, Valery còn cho biết thêm, giờ đây anh đã 30 tuổi, trong khi những người này khó có thể sống được quá 20 năm. Do vậy, Valery mong muốn có một cơ hội được thay thế một cơ thể mới trước khi qua đời cho dù cơ hội này có trong đó sự liều lĩnh.
Người đàn ông 30 tuổi đang trông chờ vào ca phẫu thuật và phép nhiệm màu.
Theo đó, anh Valery tình nguyện tham gia ca cấy ghép đầu với cơ thể của một người hiến tặng đã qua đời và phần não của người này đã ngững hoạt động hoàn toàn.
Người trực tiếp đứng ra phụ trách thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép đầu cho Valery là nhà giải phẫu học thần kinh người Italia đến từ Đại học Turin, tiến sĩ Sergio Canavero.
Cả Valery và Sergio chưa từng gặp mặt nhau, họ biết nhau cách đây 2 năm và thường trao đổi qua thư điện tử.
Tiến sĩ Sergio Canavero sẽ là người trực tiếp thực hiện ca ghép đầu đầu tiên trên thế giới.
Sergio nhận định, khoa học hiện đại ngày nay đã có đủ các kỹ thuật cần thiết để cấy ghép đầu sang một cơ thể được hiến tặng.
Được biết, ca phẫu thuật này sẽ được tiến hành trong 2 năm tới và diễn ra trong 36 tiếng đồng hồ. Sẽ có 150 bác sĩ và đội ngũ y tá sẽ trợ giúp cùng Sergio.
Sergio cho rằng ông đã có "chìa khóa" cho ca ghép đầu.
Ý tưởng cấy ghép đầu của Sergio được cho là hành động "dở hơi", "mất trí".
Trước khi phẫu thuật, phần não của Valery sẽ được đông lạnh ở nhiệt độ từ 10 - 15 độ C, giúp các tế bào não có thể tồn tại một thời gian dài bên ngoài cơ thể trong điều kiện không có Oxy.
Công đoạn chính là dùng dao mổ cực sắc nhằm hạn chế gây ra tổn thương cho tủy sống sẽ dẫn đến liệt. Dao sẽ dùng để cắt ngang qua phần tủy sống. Sau đó, tiến sĩ Sergio sử dụng một loại keo dán sinh học đặc biệt, được ông gọi là một "thành phần ma thuật" mang tên polyethylene glycol giúp kết dính phần tủy sống ở hai phần tiếp giáp giữa đầu của Valery với cơ thể của người hiến tặng.
Sau 4 tuần phẫu thuật Valery có thể bình phục và đi lại, nói năng được.
Sau 4 tuần, phần đầu và cơ thể sẽ khớp hoàn toàn với nhau, người bệnh khi tỉnh lại có thể đi lại, cảm nhận được khuôn mặt và thậm chí có vẫn có thể nói bằng giọng nói trước đó của mình. Bên cạnh đó, để ngăn phần đầu đào thải cơ thể mới, Sergio sẽ sử dụng những loại thuốc ức chế miễn dịch cực mạnh.
Chi phí ca phẫu thuật này ước tính sẽ vào khoảng 10 triệu USD,
Tiến sĩ Sergio đang đối mặt với nhiều chỉ trích từ giới chuyên gia.
Nhận định về ca phẫu thuật trên, nhiều chuyên gia đã chỉ trích và cho rằng, Sergio chỉ "giàu trí tưởng tượng". Thậm chí nhiều bác sĩ còn so sánh ông với nhân vật Dr. Frankenstein trong tiểu thuyết viễ tưởng cùng tên. Những người khác lại đơn giản gọi Sergio là "kẻ mất trí".
Đa số các nhận định cho rằng Sergio đã cố tình lờ đi việc gắn kết dây tủy sống là vô cùng phức tạp: "Tôi không mong điều này xảy ra với bất kỳ ai và tôi cũng không cho phép bất kỳ người nào làm việc này với tôi bởi có quá nhiều điều tồi tệ hơn là cái chết", tiến sĩ Hunt Batjer, giám đốc mới đắc cử từ Hiệp hội Khoa học thần kinh Mỹ nói.
Nhiều người cho rằng phẫu thuật cấy ghép đầu là điều không thể.
Phần đầu sẽ đào thải cơ thể mới do tủy sống không kết nối với nhau.
Còn Sergio Canavero lại khá lạc quan trước búa rìu dư luận và các đồng nghiệp. Ông tỏ ra tự tin về ca phẫu thuật sắp tới: "Nếu bạn muốn điều gì đó xảy ra thì bạn cần phải tiến hành thôi", Sergio chia sẻ.
Trước đó, một ca phẫu thuật cấy ghép đầu được tiến sĩ Robert White tiến hành thử nghiệm trên loài khỉ cách đây hơn 40 năm.
Sergio khẳng định phải thực hiện mới có thể biết được thành công hay không.
Ông cho rằng, khoa học hiện đại có đủ khả năng thực hiện cấy ghép đầu.
Vào năm 1970, White đã thực hiện cấy ghép đầu của một con khỉ lên cơ thể một cá thể khỉ khác tại Trường đại học Dược Case Western Reserve.
Đáng tiếc là con khỉ đã chết sau 8 ngày phẫu thuật vì cơ thể đã đào thải phần đầu mới. Điều quan trọng là phần đầu khó có thể tự hô hấp và không thể di chuyển sang phần cơ thể khác, bởi phần tủy sống khó có thể kết nối lại với nhau.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.