Rộn ràng lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022

Thanh Hà Thứ ba, ngày 04/01/2022 11:22 AM (GMT+7)
Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông.
Bình luận 0

Lễ hội giã bánh Dày tại thị trấn Mù Cang Chải những ngày đầu năm mới 2022. Clip Thanh Hà

Nằm trong các hoạt động đón năm mới 2022 và chào mừng sự kiện đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt danh lam thắng cảnh Ruộng bậc thang và chứng nhận "Lễ mừng cơm mới của người Mông" là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, sáng ngày 1/1, huyện Mù Cang Chải đã tổ chức Lễ hội giã bánh dày.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 2.

Những chiếc bánh Dày được các nghệ nhân và các chàng trai, cô gái người Hmông làm tại cuộc thi lễ giã bánh Dày. Ảnh: Thanh Hà

Theo đó, đã có 15 đội đến từ 14 xã thị trấn trên địa bàn huyện tham gia Hội thi. Mỗi đội tham dự đều thực hiện đầy đủ các quy trình gồm: vo gạo, thổi xôi, tạo màu cho bánh, giã bánh, nặn bánh.

Trong không khí sôi nổi, các đội rộn ràng chạy đua để hoàn thành các công đoạn làm bánh, nhanh chóng nhưng cũng thật cẩn thận để đưa ra những sản phẩm của mình.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 3.

Không chỉ có những chiếc bánh Dày màu trắng mà các đội còn nhuộm gạo bằng lá nếp cẩm để tạo nên những chiếc bánh Dày màu tím trông thật đẹp mắt. Ảnh: Thanh Hà

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 4.

Những chiếc bánh Dày tím được các cô gái người Hmông làm trông thật đẹp mắt. Ảnh: Thanh Hà

Một nghệ nhân nhiều tuổi nhất tham gia cuộc thì chia sẻ với báo chí, bánh giầy của người Hmông được làm rất công phu. Nguyên liệu chính là gạo nếp nương thơm và dẻo. Gạo nếp được ngâm và để ráo nước nước trước khi xôi. Chõ xôi được làm bằng gỗ để khi xôi chín không bị mất hương thơm của nếp nương, dẻo lại không bị nát.

Khi xôi chín được đổ cả vào cối giã thật nhuyễn. Cối giã bánh giầy của người Hmông được làm bằng thân cây gỗ chắc, thớ mịn, có mùi thơm và khoét rỗng ruột; chầy giã bánh cũng được làn bằng cá loại gỗ cứng và nặng. Khi giã bánh chầy được ngâm vào nước chống dính. Giã bánh giầy là một công việc nặng nhọc và đòi hỏi nhiều sức lực và kỹ thuật. Bởi vậy những người tham gia giã bánh thường là những người đàn ông, thanh niên khỏe mạnh.  Xôi đem giã đến khi dẻo và mịn thì mới hoàn thành.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 5.

Bánh Dày được cắt bằng những sợi chỉ cho đẹp mắt.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 6.

Những chiếc bánh Dày này có màu vàng nhạt của lòng đỏ trứng gà trông cũng thật hấp dẫn.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 7.

Xôi sau khi đồ xong sẽ được đưa vào gàu gỗ để giã cho thật nhuyễn sau đó nặn thành bánh Dày.

Sôi nổi lễ hội giã bánh Dày ở Mù Cang Chải trong những ngày đầu năm 2022 - Ảnh 8.

Đây là chõ đồ xôi cổ của người Hmông, đây là chõ xôi cổ duy nhất tại lễ hội giã bánh Dày.

Chia sẻ về lễ hội giã bánh Dày, bà Lương Thị Xuyến, Phó chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải cho Dân Việt biết: "Bánh dày là món ăn truyền thống, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người Hmông, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên và đất trời cùng những quan niệm rằng hình tượng tròn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời là nguồn gốc sinh ra con người và muôn loài trên Trái đất. Bánh dày trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ Tết của người Mông. Vì vậy mà UBND huyện đang xây dựng đề án gửi Sở VHTTDL tỉnh Yên Bái để đưa lễ hội trở thành di sản văn hóa phi vật thể của người Hmông trong thời gian tới"


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem