Soi phương án nâng cấp PT-76 Việt Nam toàn diện nhất

Thứ ba, ngày 03/10/2017 15:30 PM (GMT+7)
Xe tăng lội nước PT-76 là nắm đấm thép của Hải quân đánh bộ Việt Nam cũng như tại một vài đơn vị bộ binh cơ giới.
Bình luận 0

img

Xe tăng hạng nhẹ PT-76 hiện vẫn đang còn trong biên chế chiến đấu của nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới trong đó có Việt Nam, bất chấp việc nhiều chiếc tuổi đời đã trên dưới 50 năm. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Do là một thiết kế cũ nên dĩ nhiên PT-76 tồn tại một số nhược điểm như vỏ giáp mỏng, sức cơ động không cao, đặc biệt là sức mạnh hỏa lực của khẩu pháo D-56T cỡ 76,2 mm khó lòng đáp ứng nổi yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Chính vì vậy, nhiều phương án nâng cấp, cải tạo PT-76 đã được đề xuất, trong đó chủ yếu hướng đến việc thay đổi pháo chính. Nguyên mẫu PT-76E mang pháo tự động AU-220 cỡ 57 mm được Nga cho ra đời nhằm nâng cao khả năng chế áp lực lượng phòng ngự bờ biển, bên cạnh đó năng lực phòng không của xe cũng được tăng cường. Nguồn ảnh: War Thunder.

img

Tuy nhiên việc tích hợp pháo AU-220 thay cho D-56T bị nhận xét là khá thô sơ, khẩu pháo mới chưa được tích hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực tin cậy, dẫn tới không cải thiện sức mạnh cho xe là bao, chính vì vậy mà hướng đi này vẫn cần được cải tiến thêm. Nguồn ảnh: Sputnik.

img

Tuy nhiên việc tích hợp pháo AU-220 thay cho D-56T bị nhận xét là khá thô sơ, khẩu pháo mới chưa được tích hợp hệ thống kiểm soát hỏa lực tin cậy, dẫn tới không cải thiện sức mạnh cho xe là bao, chính vì vậy mà hướng đi này vẫn cần được cải tiến thêm. Nguồn ảnh: Sputnik.

img

Hildgard MRGS được phát triển bằng cách tích hợp 2 sản phẩm trước đó của Valhalla là trạm vũ khí điều khiển từ xa (RCWS) Midgard và tháp pháo chiến thuật hạng nhẹ (LTT) Asgard, chúng được kỳ vọng sẽ sớm tiến tới giai đoạn thử nghiệm. Nguồn ảnh: Valhalla.

img

Hệ thống vũ khí này được thiết kế nhằm tích hợp trên xe thiết giáp mới chế tạo, hoặc dùng để nâng cấp những mẫu xe bọc thép chiến đấu bánh xích hoặc bánh hơi cũ, cung cấp hỏa lực vượt trội khi so sánh với các loại RCWS hoặc tháp pháo do 1 hoặc 2 người điều khiển mang pháo cỡ nòng từ 25 đến 40 mm hiện nay. Nguồn ảnh: Valhalla.

img

Hildgard 57 MRGS trang bị pháo chính cỡ 57 mm có chiều dài nòng gấp 76,6 lần đường kính, nó được thiết kế dựa trên mẫu pháo phòng không S-60 của Nga, phía trên pháo chính là một khẩu súng máy hạng nặng PKTM cỡ 14,5 mm đồng trục. Nguồn ảnh: Valhalla.

img

Sự kết hợp này cho phép pháo thủ nhận được sự bảo vệ đầy đủ của vỏ giáp thân xe (do không còn phải ngồi trong tháp pháo như trước nữa), bên cạnh đó còn lựa chọn được vũ khí thích hợp để đối phó những mối đe dọa cụ thể, nhằm tiết kiệm đạn được. Ví dụ như pháo 57 mm sẽ dùng để đối phó mục tiêu được bọc giáp vững chắc, trong khi súng máy sẽ phụ trách bộ binh hay các đối tượng được bảo vệ kém hơn. Hình ảnh chật chội bên trong PT-76 với tháp pháo D-56T. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Pháo 57mm S-60 được tiếp đạn bằng cách đưa từng “kẹp” 4 viên vào từ phía trái, vỏ đạn sau khi bắn xong sẽ được hất về phía phải. Tuy nhiên với Hildgard 57 MRGV, nhà sản xuất đã phát triển hệ thống tiếp đạn dạng chuỗi cơ khí với 33 viên pháo 57 x 348 mm sẵn sàng bắn. Trong ảnh là pháo 76,2 mm D-56T của PT-76 biến thể chưa nâng cấp. Nguồn ảnh: QPVN.

img

Việc tích hợp tháp pháo Hildgard 57 MRGV cho xe tăng lội nước PT-76 là một phương án rất đáng quan tâm và có tính thực tiễn cao, hy vọng rằng nó sẽ được ứng dụng trên PT-76 của Việt Nam trong tương lai. Nguồn ảnh: QPVN.

Chí Linh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem