Sớm có Nghị định riêng về bảo vệ rừng, chế biến và thương mại lâm sản

Anh Thơ (thực hiện) Thứ sáu, ngày 26/02/2021 09:09 AM (GMT+7)
Theo GS.TS Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT), một nghị định riêng về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản sẽ sớm được ban hành để nâng cao giá trị ngànhchế biến, xuất khẩu gỗ.
Bình luận 0

Khuyến khích người dân trồng rừng

Theo ông, làm thế nào để tạo động lực khuyến khích người dân tích cực bảo vệ, phát triển rừng gắn với xóa đói giảm nghèo, bảo đảm coi rừng thực sự là một nghề?

- Việc nâng cao hiệu quả đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng được Đảng, Quốc hội, Chính phủ thường xuyên quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn chống biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Theo đó, một trong những giải pháp để đảm bảo nguồn lực tài chính trong lâm nghiệp là căn cứ vào mục đích sử dụng và tình trạng của rừng.

Trên cơ sở định hướng mục tiêu, nhiệm vụ quản lý và sử dụng rừng sẽ đề xuất các giải pháp tác động tương ứng với từng loại rừng ở từng khu vực nhất định, từ đó xác lập dự toán kinh phí phù hợp.

Bảo vệ rừng, chế biến và thương mại lâm sản: Sẽ sớm ban hành Nghị định riêng - Ảnh 1.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát động chương trình trồng 1 tỷ cây xanh và thực hiện trồng cây tại Tuyên Quang. Ảnh: TTXVN

img

"Sự hỗ trợ là cần thiết, nhưng hiệu quả hỗ trợ không chỉ do mức hỗ trợ quyết định mà điều quan trọng là sự hỗ trợ thôi thúc được quyết tâm và tìm ra lợi thế, giúp mở ra phương hướng đúng trong việc gắn kết bảo vệ, phát triển rừng với cải thiện sinh kế hoặc khởi nghiệp và phát triển kinh tế rừng".

GS Phạm Văn Điển

Chúng ta đã có Nghị định số 75 ngày 9/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng mức hỗ trợ chưa thu hút. Quan điểm của ông như thế nào?

- Điều quan trọng là việc hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng cần được xác định đúng cách để kích hoạt ý tưởng và khơi dậy nỗ lực của người dân. 

 Các chính sách cần linh hoạt, đa dạng dựa trên nhu cầu thực tế và có tiêu điểm là xúc tác cho quá trình vượt khó vươn lên của người dân.

Có ý kiến cho rằng, chính sách phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân cần tiếp tục được đổi mới. Quan điểm của ông thế nào?

- Hiện, nghị định mới về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản trong lâm nghiệp đang được xây dựng, dự kiến trình Chính phủ ban hành trong quý III/2021. 

Đây là một nghị định khá bao quát, tổng thể, toàn diện; sẽ kế thừa có chọn lọc các nội dung chính sách trong giai đoạn hiện nay và tiếp thu, điều chỉnh trong giai đoạn tới để phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần thúc đẩy nghề rừng, bảo tồn rừng gắn với cải thiện sinh kế và phát triển bền vững các chuỗi giá trị lâm sản.

Một nghị định riêng về chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến và thương mại lâm sản sẽ sớm được ban hành để tiếp tục thể chế hóa Luật Lâm nghiệp, đáp ứng các yêu cầu mới của thực tiễn. 

Bên cạnh đó, nhiều chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp khác cũng đồng thời được triển khai thực hiện, trong đó có chú trọng thực hiện ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Sự đồng bộ, tổng hợp của chính sách cùng với các hoạt động thực tiễn được kỳ vọng sẽ tạo ra sự khởi sắc mới cho ngành lâm nghiệp và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

Xin cảm ơn ông!

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem