Sơn La: Nhiều hộ nông dân đổi đời nhờ "bà đỡ" mát tay

Nguyễn Xuân Tuấn Thứ hai, ngày 30/07/2018 17:55 PM (GMT+7)
Là tỉnh miền núi với 80% dân số sống bằng nghề nông, đó là thuận lợi, cũng là thách thức đối với Hội Nông dân (ND) tỉnh Sơn La trong việc chỉ đạo, vận động hội viên, nông dân thực hiện xóa nghèo, làm giàu, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Bình luận 0

“Bà đỡ” cho nông dân

 Để hoàn thành tốt nhiệm vụ thực hiện thành công nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2015-2020, Hội ND tỉnh Sơn La đã có nhiều giải pháp thiết thực nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội, tăng tiềm lực cho hội viên, nông dân. Trong đó, việc tuyên truyền thay đổi nhận thức, đẩy mạnh thi đua xóa đói, làm giàu luôn được đề cao.

  6 tháng đầu năm nay, hàng trăm tấn hoa quả tươi của Sơn la được xuất k

img

hẩu sang nhiều quốc gia trong khu vực và thế giới; trong đó có xoài Yên Châu và nhãn Sông Mã. Ảnh: X.T

6 tháng đầu năm 2018, nông dân Sơn La đã thu hoạch được: 9.827 tấn chuối; 5.497 tấn mận; 1.357 tấn cam; 526 tấn bưởi; 140 tấn chanh leo; 5.449 tấn chè; 64 tấn cao su. Tổng đàn trâu hiện có 142.303 con, đàn bò 295.701 con, đàn lợn 607.568 con, đàn gia cầm 6,484 triệu con. Sản xuất thuỷ sản phát triển khá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông Đà; sản lượng nuôi trồng 2.831 tấn; khai thác 441 tấn.

Chỉ trong 6 tháng đầu năm, các cấp Hội trong tỉnh đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 151.500 lượt hội viên, nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết của Hội, các gương điển hình lao động sản xuất… Song song với hoạt động tuyên truyền, công tác  đào tạo, dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nông dân chủ động tạo việc làm, tăng thu nhập cũng được chú trọng.

Từ đầu năm đến nay, đã có 341 lớp dạy nghề, tập huấn cho nông dân về kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, xây dựng kinh tế trang trại gắn với chuỗi dịch vụ nông nghiệp, tạo nền tảng phát triển nông nghiệp 4.0… Hội cũng đã tăng cường vận động, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia xây dựng các hợp tác xã, tổ hợp tác để nâng cao năng lực sản xuất, tăng sức cạnh tranh nông sản trên thị trường. Tính đến nay, toàn tỉnh có 315 hợp tác xã nông nghiệp (19 HTX rau, củ; 78 HTX cây ăn quả; 25 HTX chăn nuôi; 67 HTX thủy sản; 126 HTX khác); 52 tổ hợp tác nông nghiệp với 937 tổ viên và 1.040 lao động.

Hội nông dân các cấp trong tỉnh đã hoàn thiện vai trò “bà đỡ” cho nông dân trên các lĩnh vực: Tạo vốn vay, giải quyết việc làm; hỗ trợ đầu vào cho sản xuất. Tính đến hết tháng 5, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp Hội ND tỉnh Sơn La đã đạt 44.265,938 triệu đồng (trong đó Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương ủy thác 14.300 triệu đồng, Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh 11.559,418 triệu đồng. Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện 18.406,52 triệu đồng đã giúp 1.318 lượt hộ nông dân vay vốn xây dựng 164 mô hình kinh tế hợp tác, liên kết (tổ, nhóm) sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, Hội còn đứng ra ủy thác, tín chấp để nông dân trong tỉnh được vay vốn ưu đãi, được mua giống, phân bón trả chậm với tổng trị giá lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

Chung tay giúp Sơn La “thay da, đổi thịt”

Trước sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp Hội ND, hội viên, nông dân tỉnh Sơn La có thêm động lực phát triển, biến ý tưởng xóa nghèo thành hiện thực. Trên mặt trận sản xuất nông - lâm nghiệp, dù gặp không ít khó khăn về thời tiết, giá cả, dịch bệnh... nhưng kết quả nông nghiệp của Sơn La vẫn đạt cao.

img

img

Theo báo cáo của Cục Thống kê Sơn La, tổng sản phẩm trên địa bàn Sơn La 6 tháng đầu năm 2018 tăng 7,81% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông nghiệp và thủy sản tăng 4,72%. Đáng chú ý là diện tích cây rau màu ngắn ngày và cây lâu năm tiếp tục phát triển mạnh. Hiện đã có hàng chục chuỗi liên kết nông sản và nhiều chỉ dẫn địa lý được tỉnh, Hội ND và các huyện, thành phố quan tâm đầu tư, tạo sức vươn ra thị trường.

Ông Hoàng Sương - Chủ tịch Hội ND tỉnh Sơn La cho biết: ”Chưa bao giờ thấy phong trào thi đua của nông dân mạnh và sâu rộng như hiện nay. Các điển hình tiên tiến xuất hiện trong nhiều lĩnh vực, nhiều vùng miền, nhiều dân tộc, nhiều độ tuổi và nhiều cấp độ. Cùng với năng lực sản xuất đời sống của nông dân Sơn La cũng đã có những thay đổi đáng kể”.

Cụ thể, hiện Sơn La có 44.988ha diện tích cây ăn quả; 28.271ha cây lấy sản phẩm chủ yếu cho công nghiệp chế biến; diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn VietGAP hiện có 248ha chè, 186ha rau các loại, 121ha nhãn, 26ha xoài, 20ha na, 17ha cam, 0,8ha chanh leo, 0,5ha mận, 0,5ha thanh long, 0,5ha dâu tây và 0,2ha bưởi.

Lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng phát triển ổn định. Tổng đàn trâu hiện có 142.303 con, đàn bò 295.701 con, đàn lợn 607.568 con, đàn gia cầm 6,484 triệu con. Sản xuất thuỷ sản phát triển khá, đặc biệt là nuôi cá lồng bè trên sông Đà...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem