-
Trầm Bê và Sacombank như một cặp đôi đầy duyên nợ. Mặc dù giàu có trước khi lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng, nhưng cái tên Trầm Bê bắt đầu nổi tiếng từ thương vụ thâu tóm Sacombank, một NHTM cổ phần hàng đầu. Nhưng cũng chính những sai phạm khi làm phó chủ tịch HĐQT Sacombank đã đẩy Trầm Bê vào tù tội.
-
Từ một ngân hàng sở hữu lợi nhuận nghìn tỷ mỗi năm, Sacombank dần rơi vào cảnh thua lỗ theo quý, lợi nhuận sụt giảm, nợ xấu tăng vọt là do phải gánh nợ xấu của ông Trầm Bê sau quá trình sáp nhập Sacombank và SouthernBank.
-
Trước khi chấm dứt vai trò quản trị, điều hành tại Sacombank, gia đình ông Trầm Bê vẫn sở hữu 9,523% vốn điều lệ ngân hàng Sacombank, trị giá hơn 1.800 tỷ đồng. So với thời điểm 30/6/2015, tỷ lệ sở hữu của gia đình ông Bê đã tăng thêm 2,75%.
-
Rời khỏi ghế Phó Chủ tịch HĐQT từ tháng 11.2015 và không tham gia điều hành Sacombank, nhưng đến hôm nay, 24.2.2017, Ngân hàng Nhà nước mới ban hành quyết định chấm dứt vai trò quản trị, điều hành của ông Trầm Bê tại Sacombank. Vì sao lại như vậy?
-
“Điều chắc chắn là Sacombank đang chịu gánh nặng từ các khoản nợ xấu lớn, các khoản trái phiếu VAMC cộng với số dư lãi dự thu khổng lồ từ SouthernBank mang sang sau sáp nhập”, CTCK Tp.HCM HSC nhận định.
-
Nợ xấu tăng vọt, dự phòng rủi ro tăng vọt, lợi nhuận bết bát, chưa tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016, chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015… là những gì mà Sacombank có được sau cuộc hôn nhân đình đám với SouthernBank hồi tháng 10 năm ngoái.
-
Sau khi xin hoãn nộp báo cáo tài chính kiểm toán, Sacombank lại tiếp tục xin hoãn tổ chức đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2016 sang tháng 6.2016, vì lý do trong năm 2015 ngân hàng đã thực hiện sáp nhập Southernbank.
-
Nếu được thông qua, ngân hàng sau sáp nhập giữ tên Sacombank với tổng tài sản 240.000 tỷ đồng, chỉ đứng sau 4 ngân hàng vốn nhà nước.