Su-57 của Nga bị "dìm hàng" liên tiếp, chưa xứng tiêm kích thế hệ 5
Su-57 của Nga bị "dìm hàng" liên tiếp, chưa xứng tiêm kích thế hệ 5
Thứ sáu, ngày 15/01/2021 19:31 PM (GMT+7)
Mặc dù phần lớn những đánh giá thấp về Su-57 được đưa ra chủ yếu nhắm tới mục đích "dìm hàng" loại tiêm kích này khi nó chuẩn bị được xuất khẩu. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng Su-57 còn khá nhiều điểm chưa được "chuẩn" như một tiêm kích thế hệ 5.
Theo nhiều thông tin được truyền thông quốc tế phân tích, mổ xẻ, chiến đấu cơ Su-57 của Nga được đánh giá là kém cỏi về mọi mặt, không thể coi là một tiêm kích thế hệ 5. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm nổi bật duy nhất của tiêm kích Su-57 đó là nó có khả năng cơ động tốt - tuy nhiên để có được khả năng cơ động trên không cực kỳ táo bạo này, Su-57 đã phải đánh đổi rất nhiều thứ. Nguồn ảnh: QQ.
Đặc biệt trong đó là khả năng tàng hình của mình - thứ mà nhiều chuyên gia khẳng định là tiêm kích Su-57 không thể đạt đến tầm tàng hình như một chiến đấu cơ thế hệ năm được do nó có thiết kế động cơ cực kỳ lộ liễu. Nguồn ảnh: QQ.
Cụ thể, hệ thống họng xả của động cơ Su-57 được thiết kế không khác gì so với các tiêm kích Su-35 trước kia - có nghĩa là lộ thiên hoàn toàn và dường như vẫn sử dụng vật liệu kiểu cũ. Nguồn ảnh: QQ.
Kiểu thiết kế này cho phép Su-57 mang được loại động cơ mạnh nhất, tận dụng được tối đa khả năng cơ động với động cơ Vector 3D mà không gặp phải bất cứ trở ngại gì liên quan tới lớp vỏ tàng hình. Nguồn ảnh: QQ.
Đổi lại, việc không đắp vỏ tàng hình lên động cơ của Su-57 sẽ khiến nó không thể tàng hình được trước các loại radar hiện đại của đối phương. Thậm chí nhiều chuyên gia còn cho rằng, Su-57 không nhất thiết phải cần tới độ cơ động cao khi mà các loại tên lửa không đối không ngày nay đều có tầm bắn quá xa. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù vậy, khả năng cơ động vẫn là "đặc sản" trên mọi chiến đấu cơ do Nga thiết kế và nếu bỏ đi tính năng cơ động tuyệt vời này, các chiến đấu cơ Nga sẽ mất đi một ưu thế vượt trội khi đối đầu với các loại tiêm kích Mỹ. Nguồn ảnh: QQ.
Động cơ của F-22 Raptor với phần họng xả có thiết kế tàng hình nhưng bù lại họng xả này chỉ có khả năng chuyển động 2D theo chiều dọc, không thể chuyển động theo kiểu Vector 3D như họng xả của Su-57 được. Nguồn ảnh: QQ.
Họng xả động cơ của F-35 lại có thiết kế với vật liệu đặc biệt, cho phép bộ phận này có khả năng tàng hình trong khi toàn bộ phần còn lại của động cơ được đặt trong thân máy bay. Nguồn ảnh: QQ.
Thậm chí J-20 của Trung Quốc cũng có thiết kế tàng hình tốt hơn so với máy bay Su-57 của Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Tuấn Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.