Sư phụ Lâm Sung là hậu duệ của Khương Duy thời Tam Quốc?
Sư phụ Lâm Xung là hậu duệ của Khương Duy thời Tam Quốc?
MA
Thứ ba, ngày 29/08/2023 14:33 PM (GMT+7)
Đối với những người đam mê tiểu thuyết Trung Quốc thì nhân vật Lâm Xung là cái tên quá đỗi quen thuộc? Lâm Xung là một trong 36 vị Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông được xếp ghế thứ 6. Tuy hiểu rõ về Lâm Xung và Thủy Hử, nhưng ít ai biết được sư phụ của Lâm Xung là ai?
Lâm Xung là một anh hùng được xây dựng trong bộ tiểu thuyết mang tên Thủy Hử. Ở Lương Sơn Bạc, ông là đầu lĩnh thứ 6, được chiếu mệnh bởi Thiên Hùng Tinh sao. Lâm Xung sống vào thời vua Tống Huy Tông (thuộc thời Bắc Tống) và là một trong những giáo đầu xuất sắc nhất Đông Kinh thời đó. Hoạt động dưới quyền của Cao Cầu. Lâm Xung có kỹ thuật đánh bát xà mâu rất điêu luyện và thương pháp của ông cũng được đánh giá vào dạng xuất quỷ nhập thần. Ông được đánh giá là người biết lấy nhân nghĩa đứng đầu và luôn coi trọng tình cảm anh em.
Cao Cầu có một cậu con trai muôi tên là Cao Khảm, thường được gọi với cái tên là Cao Nha Nội hiệu là "Hoa hoa thái thuế" là một người rất háo sắc. Vợ của Lâm Xung là Trương thị lại là người có nhan sắc quyến rũ, vì thế đã lọt vào mắt của Cao Khảm. Từng tỏ tình nhưng không nhận được sự đồng ý của Trương thị, Cao Khảm bèn lập mưu với Lục Khiêm để chiếm lấy Trương thị nhưng được Lâm Xung kịp thời tới.
Trong phủ của Cao Cầu, Cao Khảm ăn vạ đòi phải cưới bằng được Trương thị nên Cao Cầu đã tìm cách hại Lâm Xung. Nắm được điểm yếu là Lâm Xung mới mua được cây đao mới, ngày nào cũng mang ra luyện tập, Cao Cầu đã gửi lời thách đấu tới Lâm Xung đến phủ thái úy so tài với các cây đao quý trong phủ. Đến nơi Lâm Xung mới biết được nơi đây là Bạch Hổ Thiết Đường – là nơi các quan thái úy dùng để bàn việc quân sư. Và bị bắt lại, ông bị xử làm xung quân lại bị đày đến Thương Châu. Trên đường đi bị hành hạ. Lúc chuẩn bị bị Tiết Bá giết, Lâm Xung được Lỗ Trí Thâm đến cứu. Lâm XUng gặp lại Trương thị nhưng sau đó bà bị Lục Khiêm phóng hỏa giết chết, ông ôm hận giết chết Lục Khiêm và bỏ lên đầm nước Lương Sơn Bạc.
Ở đây, sau bao khó khăn thì ông đã được Chu Quý đưa lên Lương Sơn gặp Vương Luân và được Vương Luân thu nhận. Sau đó không lâu thì có thêm Tiểu Cái, Ngô Dụng, Công Tôn Thắng, Tam hùng họ Nguyễn và Lưu Đường lên Lương Sơn nhập đảng. Ông đã đánh thắng nhiều trận đánh ở đây và sau khi phân định ngôi thứ, Lâm Xung ngồi ghế thứ 6, trở thành Sao Thiên Hùng thuộc nhóm Thiên Cướng Tính, đứng thứ 2 trong nhóm Ngũ Hổ tướng và giữ chức vụ Mã Quân Xích Long Tướng.
Sư phụ của Lâm Xung là ai?
Xoay quanh về nhân vật Lâm Xung đã có không ít những tài liệu nói rằng nhân vật này chỉ được xây dựng hư cấu, không có thật ngoài đời. Tuy nhiên, cũng có một vài tài liệu lịch sử để lại có ghi rằng: Lâm Xung với anh hùng dân tộc Trung Quốc – Nhạc Phi, hai người đã từng là đồng môn của nhau và có cùng một sư phụ là Chu Đồng. Ông là một người được mệnh danh là bậc thầy võ thuật của giai đoạn chuyển giao Bắc – Nam Tống lúc bấy giờ, nổi tiếng với kỹ thuật bắn cung tên tuyệt đỉnh, được người đời gọi với cái tên "Thiểm Tây đại hiệp Thiết tí bác Chu Đồng".
Chu Đồng là hậu duệ của Khương Duy thời Tam Quốc và sau đó bái bậc thầy võ thuật của Thiếu Lâm là Đàm Chính Phương làm sư phụ, được là chân truyền của phái Thiếu Lâm, nắm lòng các binh pháp thao lược. Từng làm quan dưới thời vua Tống Huy Tông nhà Bắc Tống. Tuy nhiên, vì chán ghét thói xu nịnh của đám tham quan trong triều và sự bất tài vô dụng của hoàng đế lúc bấy giờ nên ông đã từ quan về quê mở lớp dạy võ Thiếu Lâm.
Theo sử sách ghi lại, Chu Đồng có hai đồ đệ tại nghệ hơn người là Lưu Tuấn Nghĩa và Lâm Xung. Do gia đình Lưu Tuấn Nghĩa giàu có nên khi trưởng thành ông không có tham vọng làm quan. Còn Lâm Xung sau một thời gian làm quan trong triều cũng xin từ quan về quê, thay thế Chu Đồng tiếp nhận trường dạy võ Thiếu Lâm khi thầy của mình già yếu.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.