Sự thật đằng sau những người lính mù bảo vệ thành Leningrad trong Thế chiến II

Quang Minh (Theo RBTH) Thứ tư, ngày 01/03/2023 15:30 PM (GMT+7)
Dù khiếm khuyết khả năng nhìn nhưng những người lính mù đã có thể phát hiện ra các máy bay ném bom của Đức rất xa ngay trước khi chúng lọt vào tầm ngắm. Họ còn có thể xác định loại máy bay, thậm chí với độ chính xác rất cao chỉ bằng cách nghe âm thanh của động cơ.
Bình luận 0
Sự thật đằng sau những người lính mù bảo vệ thành Leningrad trong Thế chiến II - Ảnh 1.

Máy dò âm thanh. Ảnh Sputnik

Ngày 8/9/1941, quân Đức hoàn thành bao vây thành Leningrad bằng đường bộ và đã lên kế hoạch chiếm đóng thành phố quan trọng thứ hai của Liên Xô trong 872 ngày đêm.

Sau đó, lực lượng không quân Đức ngay tập tức ném bom dữ dội vào Leningrad nhưng không vì thế mà người dân ở thành phố này sợ hãi hay chùn bước. Thành Leningrad đã dốc sức chống lại Đức nhằm bảo vệ những người dân nơi đây cũng như bảo tồn những di tích kiến trúc lịch sử lâu đời. Dù vậy, nỗ lực chống máy bay địch vẫn được ưu tiên hàng đầu và đây chính là lúc những người lính mù phát huy hết tiềm năng của mình.

Những đôi tai nhạy bén

Cùng với radar, máy dò âm thanh cũng là một công cụ hữu hiệu để phát hiện máy bay địch. Thiết bị cồng kềnh này bao gồm một hệ thống các ống với nhiều kích cỡ để nghe thấy những tiếng vù vù của máy bay địch ở khoảng cách rất xa.

Những người lính nghe trộm được tuyển chọn rất kỹ càng. Công việc của họ chính là tập trung lắng nghe âm thanh của kẻ địch đang đến gần và cảnh báo đồng đội. Lúc này, toàn đội sẽ rọi đèn pha soi khắp bầu trời để định vị chính xác mục tiêu và chuẩn bị súng phòng không để sẵn sàng chiến đấu.

Nhận thấy tiềm năng của những người lính đặc biệt này, vào cuối năm 1941, bộ chỉ huy lực lượng phòng không đã lựa chọn một nước đi vô cùng “táo bạo” – kêu gọi và vận động người mù tham gia bảo vệ thành phố. Bởi lẽ, việc phát hiện máy bay địch không chỉ đòi hỏi thính giác xuất sắc mà còn phải thực sự đặc biệt – và đây chính là điều mà người mù sở hữu.

Đầu năm 1942, khoảng hơn 300 người mù đã gia nhập vào lực lượng chống giặc. Nhiều người mù làm “mật thám” cho các công xưởng trong thành phố, đồng thời lén vận chuyển găng tay cho quân đội hoặc dép xỏ cho thương binh. Số khác nâng cao tinh thần quân nhân qua những bài hát mà họ biểu diễn.

Quá trình tuyển chọn hàng vào hàng ngũ “lính nghe trộm” rất nghiêm ngặt. Phụ nữ ngay lập tức bị từ chối gia nhập vì công việc này đòi hỏi sức bền thể chất rất lớn. Sau khi kiểm tra sức khoẻ, những người được tuyển chọn sẽ tiếp tục tham gia các khoá đào tạo đặc biệt. 12/50 người đàn ông có thính giác xuất sắc nhất sẽ được chọn làm “máy nghe trộm” và được điều đến các trung đoàn pháo phòng không.

Những hậu vệ mù và công việc căng thẳng

Sau khi được tuyển chọn, những người lính mù sẽ phải đảm nhận khối lượng công việc nặng nhọc theo ca thường kéo dài trong nhiều giờ. Họ cần học cách nhận dạng tiếng vù vù của động cơ máy bay hoặc tiếng gầm của pháo binh khi thành phố hứng chịu đạn pháo.

Semyon Bytovoy, người lính sống sót sau trận chiến và sau đó trở thành nhà văn thơ đã dùng ngòi bút hiện thực của mình để mô tả sống động về sự anh hùng của những “người lính nghe trộm” trong bản “Ballad Leningrad” năm 1974 của ông:

“Sau khi những người lính cởi bỏ chiếc mũ có vành che tai và đội chiếc mũ trùm đầu bằng da che gần như cả khuôn mặt, họ ngả người trên ghế và tựa đầu nhẹ nhàng vào gối tựa bằng da mịn, bàn tay vặn các núm nhỏ một cách chậm rãi và thận trọng để điều chỉnh âm thanh. Xung quanh họ là hỗn độn các tiếng động khác nhau, tạo nên một thứ âm thanh dai dẳng và liên tục. Thỉnh thoảng tiếng súng máy nổ xa xa, tiếng đạn pháo hay tiếng mìn nổ hoà vào lẫn vào tiếng ồn chung của không gian…”.

Ông cũng nói rằng quá trình này kéo dài nhiều giờ liên tục và thậm chí là cả đêm. Các ống nghe tiếp tục quay dò tìm nhưng đầu của họ phải giữ nguyên ở một vị trí. Có đôi lúc vì quá căng thẳng, các người lính bắt đầu đầu dữ dội, cơn đau xuất phát từ thái dương hoà lẫn với tiếng lạo xạo vì nhức mỏi ở đốt sống cổ. Bytovoy nhận định công việc này không hề đơn giản mà cần có sự nỗ lực, tập trung và quyết tâm đáng kinh ngạc bởi âm thanh đáng ngờ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Công việc gian khổ cũng đã khiến người lính gặp một số vấn đề sức khỏe, đặc biệt là teo cơ.

Dù vậy, chúng ta không thể phủ nhận sự cống hiến hết mình và toàn lực của những người lính đặc biệt này. Sau khi Cuộc vây hãm thành Leningrad được dỡ bỏ vào năm 1944, các lính mù anh dũng đã thực sự được trao nhiều giải thưởng vì đã cứu sống hàng nghìn sinh mạng và hàng trăm hiện vật di sản văn hoá. Họ sau đó trở về cuộc sống thường nhật, tĩnh tại và khiến người đời nhớ ơn và tôn vinh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem