Nói đến Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều quốc gia đã đạt đến đỉnh sức mạnh quân sự nhờ cuộc chiến này, Liên Xô chắc chắn là một trong những quốc gia hùng mạnh nhất, có thể khẳng định điều này qua việc tiêu diệt hàng triệu quân phát xít Đức trên chiến trường Xô-Đức .
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu nổ ra toàn diện, sức mạnh quân sự và trình độ công nghệ của Đức đã làm cả thế giới phải “khiếp đảm”, khi đó, Kế hoạch Barbarossa được thực hiện và quân Đức đã chọc thủng các đường biên giới của Liên Xô, tuy nhiên quân Đức đã không thể nào đánh chiếm được Moscow – thành trì thép của Liên Xô. Sau đó qua hàng loạt cuộc phản công, quân đội Liên Xô đã phục hồi sinh lực và đánh đuổi quân Đức ra khỏi biên giới.
Sau khi chiến tranh kết thúc, sự phát triển của Liên bang Xô viết tăng nhanh, điều này cũng làm dấy lên nỗi sợ hãi của “ông chủ” phe tư bản là Mỹ và Chiến tranh lạnh bùng nổ.
Ngày nay, dù Liên bang Xô viết đã tan rã nhưng nước Nga với tư cách là “người con cả” vẫn được thừa hưởng rất nhiều tài sản của Liên Xô vững mạnh. Thời kỳ đỉnh cao của Liên Xô hùng mạnh như thế nào? Một số đánh giá cho rằng, nếu Liên Xô muốn thì có thể chiếm toàn bộ châu Âu trong 7 ngày.
Đầu tiên hãy nhìn vào Lục quân Liên Xô. Là đội quân mạnh nhất thế giới, Quân đội Liên Xô có một lực lượng phòng thủ mạnh mẽ ở cả hậu phương và tiền tuyến. Vào thời điểm đó, riêng Lục quân Liên Xô đã có hàng triệu binh sĩ, phân bổ thành 16 quân khu bao gồm các sư đoàn xe tăng, sư đoàn cơ giới và sư đoàn bộ binh, cũng như một số binh chủng khác, khủng khiếp nhất là Lục quân Liên Xô sở hữu hơn 50 sư đoàn thiết giáp chỉ gồm xe tăng.
Các loại vũ khí trong tay quân đội Liên Xô như áo giáp thậm chí còn có sức mạnh khủng khiếp hơn, xe tăng dòng T từng trải qua “cuộc rửa tội” trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nên đã có nhiều cải tiến. Tổng số xe tăng của Quân đội Liên Xô lên tới hơn 50.000 xe, có thể sánh ngang hàng chục quốc gia tầm trung.
Tổng lực lượng thiết giáp của Liên Xô không chỉ khiến phát xít Đức hoảng sợ trên chiến trường, mà còn khiến các nước NATO run sợ trong Chiến tranh Lạnh. Các nước thậm chí đã lên kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với các lực lượng chiến đấu mặt đất của Liên Xô.
Nền tảng của sức mạnh quân sự Liên Xô là sự phát triển của công nghiệp quốc phòng nặng. Liên Xô đã xây dựng các kế hoạch 5 năm về phương diện này để hoàn thành phát triển ngành công nghiệp hóa hiện đại của đất nước, trong đó ngành luyện thép và chế tạo trang bị quân sự phát triển mạnh mẽ.
Thành quả điển hình của các kế hoạch này là việc Quân đội Liên Xô có hơn 50.000 xe tăng, hơn 60.000 xe bọc thép và hàng nghìn trang bị phụ trợ. Thậm chí, một số thông tin hư cấu cho rằng, những chiếc xe tăng ở Liên Xô lúc đó đã được "xếp chồng lên nhau" vì không đủ diện tích để xếp hàng ngang!
Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo, sau đó Liên Xô đã làm theo và phát triển bom nguyên tử của riêng mình vào năm 1949. Trong những năm 1960, Liên Xô học theo Mỹ và áp dụng công nghệ hạt nhân vào vũ khí tên lửa nhằm tăng khả năng răn đe và khả năng tấn công tầm xa.
Đến những năm 1970, Liên Xô đã bắt kịp Mỹ trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân, số lượng vũ khí hạt nhân của Liên Xô cũng tiếp cận với Mỹ và cuối những năm 1980, tên lửa hạt nhân chiến lược thế hệ thứ tư của Liên Xô được ra mắt, hiệu suất ngang ngửa với Mỹ, một số thông số kỹ thuật thậm chí còn vượt qua Mỹ.
Ưu thế của Quân đội Mỹ so với Quân đội Liên Xô tại thời điểm này chỉ có thể được thể hiện ở khả năng cảnh báo sớm tầm xa trước các cuộc tấn công bằng tên lửa và tốc độ phản ứng trước các cuộc tấn công.
Về tổng thể, số lượng đầu đạn hạt nhân và việc vận dụng mang tính hệ thống của hai nước đã không thể phân biệt hơn kém. Liên Xô sau này thậm chí còn lắp đặt đầu đạn hạt nhân trên tên lửa đất đối không cho các hoạt động phòng không.
Điều đáng chú ý là chính vì Liên Xô quá chú trọng phát triển công nghiệp nặng mà bỏ qua phát triển công nghiệp nhẹ, điều này đã làm cho cơ cấu kinh tế của đất nước có vấn đề, cuối cùng đã dẫn đến sự tan rã và sụp đổ.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.