Sức mạnh thật sự của Tổng thống Putin, kinh tế Châu Âu rơi vào "bẫy" của Nga

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 29/04/2022 09:19 AM (GMT+7)
Con số 66,5 tỷ USD thu được từ việc bán nhiêu liệu hoá thạch, trong đó EU chiếm 71% cho thấy sức mạnh thực sự của Tổng thống Putin và các đòn trừng phạt của EU đã khiến họ tự mình rơi vào bẫy của Nga.
Bình luận 0

Xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là động lực chính cho việc xây dựng quân đội của Nga 

Để làm sáng tỏ ai mua dầu, khí đốt và than đá của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến diễn ra, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (Centre for Research on Energy and Clean Air- viết tắt là CREA) có trụ sở tại Phần Lan và được tài trợ thông qua các khoản tài trợ và hợp đồng nghiên cứu đã biên soạn một bộ dữ liệu chi tiết về thương mại nhiên liệu hóa thạch của Nga qua đường ống, và đường biển.

Một nghiên cứu được công bố hôm 27/4 bởi CREA cho thấy, Nga đã tăng gần gấp đôi doanh thu từ việc bán nhiên liệu hóa thạch cho EU trong hai tháng chiến tranh ở Ukraine, họ hưởng lợi từ giá cả tăng vọt ngay cả khi khối lượng xuất khẩu nhiên liệu có giảm đi.

Nga đã kiếm được hơn 66 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu kể từ khi xâm lược Ukraine - và EU vẫn là người mua lớn nhất của họ, nghiên cứu mới cho thấy. Ảnh: @AFP.

Nga đã kiếm được hơn 66 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu kể từ khi chiến sự Nga - Ukraine - và EU vẫn là người mua lớn nhất của họ, nghiên cứu mới cho thấy. Ảnh: @AFP.

Cuộc nghiên cứu độc lập này tính toán rằng, Nga kiếm được 66,5 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch gồm xuất khẩu dầu, khí đốt và than trong hai tháng kể từ khi chiến tranh tại Ukraine vào ngày 24 tháng 2. Ở đây, Liên minh châu Âu đã nhập khẩu 71% nhiên liệu hóa thạch của Nga trị giá 46 tỷ USD, trong đó Đức nổi lên là nước mua hàng đầu thông qua các chuyến hàng đường biển và đường ống dẫn khí đốt.

Bằng cách sử dụng dữ liệu về chuyển động của các tàu vận chuyển nhiên liệu ra vào giữ cảng Nga và EU qua nền tảng MarineTraffic.com và dữ liệu Datalastic, theo dõi luồng giao dịch trong thời gian thực của dòng khí đốt qua các đường ống, và ước tính dựa trên giao dịch hàng tháng trong lịch sử, các nhà nghiên cứu CREA tính toán rằng, Đức đã trả cho Nga khoảng 9,1 tỷ euro (9,65 tỷ USD) cho việc cung cấp nhiên liệu hóa thạch trong hai tháng đầu tiên của cuộc chiến. Đức là nhà nhập khẩu lớn nhất trong hai tháng qua, mặc dù chính phủ nhiều lần tuyên bố rằng, việc hạn chế phụ thuộc vào dầu của Nga là ưu tiên hàng đầu. Ý là khách hàng lớn tiếp theo (6,9 tỷ euro), tiếp theo là Trung Quốc (6,7 tỷ euro), Hà Lan (5,6 tỷ euro), Thổ Nhĩ Kỳ (4,1 tỷ euro) và Pháp (3,8 tỷ euro).

Châu Âu đang làm gì để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga? Ảnh: @AFP.

Châu Âu đang làm gì để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga? Ảnh: @AFP.

Nga đã đưa EU vào bẫy một cách hiệu quả

Các phát hiện cho thấy, Nga tiếp tục hưởng lợi như thế nào từ sự kìm hãm nguồn cung năng lượng của châu Âu, ngay cả khi các chính phủ đã điên cuồng tìm cách ngăn cản Vladimir Putin sử dụng dầu và khí đốt như một vũ khí kinh tế.

Thực tế, mặc dù xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga đã giảm do chiến tranh và chịu tác động của các lệnh trừng phạt, nhưng việc nước này chiếm ưu thế về nguồn cung cấp khí đốt đồng nghĩa với việc cắt nguồn cung chỉ làm tăng giá vốn đã cao do nguồn cung thắt chặt khi các nền kinh tế toàn cầu phục hồi sau đại dịch Covid-19. Theo số liệu của CREA, các chuyến hàng dầu thô từ Nga đến các cảng nước ngoài đã giảm 30% trong ba tuần đầu tiên của tháng 4, so với mức trong tháng 1 và tháng 2 trước cuộc xâm lược.

Nhưng mức giá cao hơn mà Nga có thể chỉ huy đối với dầu và khí đốt của mình đồng nghĩa với việc doanh thu tăng cao của nước này gần như trực tiếp chảy vào chính phủ Nga thông qua các công ty do nhà nước chi phối, doanh thu này tăng lên ngay cả khi các lệnh trừng phạt và hạn chế xuất khẩu có hiệu lực. Nga đã đưa EU vào bẫy một cách hiệu quả, nơi những hạn chế hơn nữa chắc chắn sẽ làm tăng giá hơn nữa, làm sụt giảm dần giá trị kinh tế, tài chính của khối này bất chấp những nỗ lực tốt nhất của các chính phủ EU.

Louis J Wilson, cố vấn cấp cao của nhóm vận động Global Witness cho biết việc Nga sẵn sàng vi phạm các hợp đồng của chính mình có nghĩa là các doanh nghiệp hiện không có lý do gì để tiếp tục giao dịch với Nga. "Một số chuyên gia kinh doanh nhiên liệu hóa thạch và các nhà kinh doanh hàng hóa tiếp tục kinh doanh nhiên liệu hóa thạch của Nga, tuyên bố rằng họ buộc phải làm như vậy vì các hợp đồng này dài hạn. Trong khi Nga sẵn sàng xé bỏ các hợp đồng này để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của chính họ, nhưng các công ty châu Âu được cho là cảm thấy buộc phải tiếp tục vì không còn thế nào khác. Các công ty hỗ trợ hoạt động buôn bán này đã cho thấy họ sẽ không dừng lại ở việc tiếp tục thu lợi từ dầu máu của Nga", ông nói.

Theo phân tích của CREA, các nhà nhập khẩu than, dầu và khí đốt lớn nhất của Nga là Đức, Ý và Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Theo phân tích của CREA, các nhà nhập khẩu than, dầu và khí đốt lớn nhất của Nga là Đức, Ý và Trung Quốc. Ảnh: @AFP.

Dữ liệu của CREA còn cho thấy các tàu do các công ty năng lượng bao gồm gồm BP, Shell và ExxonMobil, TotalEnergies thuê tiếp tục chở nhiên liệu hóa thạch của Nga vào tháng 4, CREA cũng đã theo dõi các tàu rời cảng Nga từ cuối tháng 2.

Trong khi đó, ngược lại người phát ngôn của Shell nói với trang Guardian rằng, công ty đã có hành động quyết đoán để đáp trả cuộc chiến của Nga đối với Ukraine. "Chúng tôi đã thông báo ý định rút khỏi các liên doanh với Gazprom và các tổ chức liên quan và loại bỏ dần tất cả các hydrocacbon của Nga, với sự tham vấn của các chính phủ. Kể từ khi chúng tôi công bố ý định này, chúng tôi đã ngừng tất cả các giao dịch mua ngay đối với dầu thô, khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Nga và hàng hóa của các sản phẩm tinh chế xuất khẩu trực tiếp từ Nga".

Còn người phát ngôn của Exxon cho biết: "Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực phối hợp quốc tế nhằm chấm dứt cuộc tấn công vô cớ của Nga và chúng tôi đang tuân thủ mọi lệnh trừng phạt. Chúng tôi đã không thực hiện bất kỳ hợp đồng mới nào đối với các sản phẩm của Nga kể từ khi Nga xâm lược, và không có chuyến giao hàng nào đối với các sản phẩm thô hoặc tinh chế của Nga hiện đang được lên lịch cho Vương quốc Anh. Chúng tôi sẽ không đầu tư vào những phát triển mới ở Nga".

EU đã cam kết chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Khối đã cấm nhập khẩu than từ Nga, với khả năng là lệnh cấm đối với dầu mỏ và khí đốt cũng đang được chú ý. Ảnh: @AFP.

EU đã cam kết chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga, và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch. Khối đã cấm nhập khẩu than từ Nga, với khả năng là lệnh cấm đối với dầu mỏ và khí đốt cũng đang được chú ý. Ảnh: @AFP.

Lauri Myllyvirta, nhà phân tích chính của CREA cho biết, khoản tiền này đã hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh của Putin, và cách duy nhất để vô hiệu hóa cỗ máy chiến tranh của ông là di chuyển nhanh chóng khỏi nhiên liệu hóa thạch. Ông nói: "Xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch là động lực quan trọng đối với chế độ của Putin và nhiều quốc gia bất hảo khác. Tiếp tục nhập khẩu năng lượng là lỗ hổng lớn trong các biện pháp trừng phạt đối với Nga".

Gần đây, Nga đã đóng cửa các chuyến hàng khí đốt đến Ba Lan và Bulgaria vì họ ủng hộ Ukraine trong cuộc chiến, và Nga sẽ đe dọa các nước khác bằng các biện pháp tương tự. Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck gọi đó là một ví dụ về "thực tế nơi năng lượng được sử dụng như một vũ khí" và cho biết, đất nước của ông đang cố gắng đa dạng hóa nguồn cung cấp, giảm tiêu thụ và chuyển sang năng lượng tái tạo.

 Hãy để thế giới rời xa dầu khí của Nga

Tại một diễn đàn quốc tế về năng lượng gió ngoài khơi ở Thành phố Atlantic, New Jersey, Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Jennifer Granholm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thế giới quay lưng lại với năng lượng của Nga và tìm các nguồn khác sạch hơn. Granholm nói: "Nga đang tiến hành một cuộc chiến tranh ở Ukraine và điều cấp thiết là phải tránh xa dầu khí của Nga. "Để thế giới rời xa dầu khí của Nga, người ta kêu gào rằng chúng ta bắt buộc phải điện khí hóa".

Hãy để thế giới rời xa dầu khí của Nga. Ảnh: @AFP.

Hãy để thế giới rời xa dầu khí của Nga. Ảnh: @AFP.

Trước mắt, từ sức mạnh của vũ khí năng lượng đã kể ở trên, một khi Nga đã leo thang vũ khí hóa các nguồn năng lượng của mình, chắc chắn ít nhiều gì nó cũng sẽ gây thêm nỗi đau cho ngành công nghiệp châu Âu và làm trầm trọng thêm triển vọng kinh tế vốn đã ảm đạm của lục địa này.

Nền kinh tế châu Âu sẽ bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm khí đốt của Nga

Các nhà kinh tế cho biết, việc Nga ngừng cung cấp dịch vụ khí đốt tự nhiên cho Ba Lan và Bulgaria sẽ không gây thiệt hại ngay lập tức cho nền kinh tế châu Âu, nhưng châu Âu có thể phải đối mặt với sự suy giảm tăng trưởng mạnh, nếu việc cắt giảm này lan sang các nước khác - hoặc nếu châu Âu áp đặt lệnh cấm vận toàn bộ đối với khí đốt của Nga.

Có thể thấy, cuộc chiến của Nga đối với Ukraine đã lan tràn "bụi phóng xạ" ảnh hưởng khắp châu Âu, làm ảnh hưởng đến giá năng lượng, và làm tổn thương các nhà sản xuất ngay khi khối này đang phục hồi sau cuộc suy thoái do đại dịch Covid-19 gây ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế tuần trước đã cắt giảm dự báo tăng trưởng năm 2022 đối với các quốc gia sử dụng đồng euro xuống còn 2,8%, từ mức ước tính 3,9% vào tháng 1, với Đức, nền kinh tế lớn nhất sẽ chịu một tác động lớn.

Hành động trong tuần này của Gazprom, công ty độc quyền về dầu mỏ của Nga, nhằm tắt các vòi khí đốt cho hai quốc gia thuộc Liên minh châu Âu không có khả năng đẩy châu Âu vào một cuộc suy thoái mới ngay lập tức. Mark Haefele, Giám đốc đầu tư tại UBS cho biết, châu Âu "vẫn có nhiều phản ứng chính sách tài khóa và ngoại giao" để chống lại vấn đề này.

Nga kiếm được hơn 66 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Ảnh: @AFP.

Nga kiếm được hơn 66 tỷ USD xuất khẩu nhiên liệu kể từ khi chiến tranh bắt đầu. Ảnh: @AFP.

"Bóng ma" về một cuộc chiến tranh năng lượng hoàn toàn khó tránh khỏi

Nhưng "bóng ma" về một cuộc chiến tranh năng lượng hoàn toàn - bao gồm cả lệnh cấm vận tiềm tàng của châu Âu đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga đang dần xuất hiện vào thời điểm dễ bị tổn thương. Các nhà phân tích cho biết, các công ty châu Âu đang phải đối mặt với chi phí năng lượng cao hơn, đe dọa tỷ suất lợi nhuận và sức mua của người tiêu dùng.

Hiện tại, Liên minh châu Âu đã và đang soạn thảo các kế hoạch về lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, trong khi Châu Âu đã đưa ra lệnh cấm đối với than của Nga trong tháng này. Đức nói riêng đã chống lại lệnh cấm vận đối với dầu hoặc khí đốt của Nga vì chi phí quá lớn đối với ngành công nghiệp của họ, vì thế mà các quan chức EU gần đây đã xem xét lại.

"Bóng ma" về một cuộc chiến tranh năng lượng hoàn toàn khó tránh khỏi. Ảnh: @AFP.

"Bóng ma" về một cuộc chiến tranh năng lượng hoàn toàn khó tránh khỏi. Ảnh: @AFP.

Jonathan Hackenbroich, một thành viên chính sách Hội đồng Quan hệ đối ngoại tại Châu Âu cho biết: "Đây là một mối đe dọa được che đậy mỏng manh đối với Đức - Berlin hiện đang cân nhắc xem mình và EU có thể đi bao xa trong việc trừng phạt các hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Tuy nhiên, việc cắt toàn bộ khí đốt đối với Đức chắc chắn "sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với các nền kinh tế Đức và châu Âu", ông nói thêm. "Các nhà máy sẽ phải hạn chế sản xuất hoặc thậm chí đóng cửa. Một số ngành công nghiệp chủ chốt có thể bị mất vĩnh viễn và trên thực tế khó có thể đánh giá hết các hậu quả. Nhưng ở chiều hướng ngược lại, Nga vốn cũng phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ xuất khẩu năng lượng, vì chúng đại diện cho huyết mạch lớn cuối cùng của quốc gia này".

Châu Âu sẽ lo lắng đến mức nào khi Nga bắt đầu cắt nguồn cung cấp khí đốt? Ảnh: @AFP.

Châu Âu sẽ lo lắng đến mức nào khi Nga bắt đầu cắt nguồn cung cấp khí đốt? Ảnh: @AFP.

Carsten Brzeski, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của ING Bank cho biết, một lệnh cấm vận đối với năng lượng của Nga có thể gây ra suy thoái châu Âu, và tình trạng lạm phát cao ở thời điểm hiện tại thậm chí có thể bị đẩy lên thành một thảm họa lạm phát thực sự khủng khiếp.

Ông Carsten Brzeski nói: "Tất cả những điều này rõ ràng là tiêu cực đối với triển vọng ngắn hạn. Nhưng để làm cho nó tồi tệ hơn, giá năng lượng và hàng hóa cao cùng với chuỗi cung ứng bị gián đoạn sẽ khiến khả năng cạnh tranh quốc tế của châu Âu gặp rủi ro rất nhiều".

″Đó là một dấu hiệu đáng lo ngại", James von Moltke, giám đốc tài chính của Deutsche Bank nói với đài CNBC về quyết định của Gazprom. "Tôi không nghĩ nó có tác động ngay lập tức đến nền kinh tế… nhưng nó vẫn là một rủi ro đối với triển vọng chung", ông James von Moltke nói thêm.

Có thể thấy, sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga rõ ràng là một mối lo kinh tế phổ biến. EU đã quyết định ngừng nhập khẩu than của Nga và họ đang thảo luận về việc cấm nhập khẩu dầu. Tuy nhiên, khí đốt tự nhiên vốn là mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất từ Nga mới là mặt hàng được các nhà đầu tư chú trọng.

Berlin hiện đang cân nhắc xem mình và EU có thể đi bao xa trong việc trừng phạt các hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Ảnh: @AFP.

Berlin hiện đang cân nhắc xem mình và EU có thể đi bao xa trong việc trừng phạt các hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga. Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến năng lượng này có nghĩa là phải nhanh chóng đánh giá lại chính sách năng lượng trong nhiều thập kỷ

Khi được hỏi liệu các biện pháp trừng phạt về dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đối với Nga có thể gây ra rủi ro kinh tế cho châu Âu hay không, Giám đốc điều hành UBS Ralph Hamers nói với CNBC: "Đối với dầu của Nga thì không quá nhiều, đối với khí đốt của Nga thì khác - một thách thức lớn hơn nhiều và đó thực sự là vì một phần lớn các ngành công nghiệp phụ thuộc vào khí đốt làm hàng hóa cơ bản để tạo ra sản phẩm của họ ... vì vậy đó là điều có thể gây ra hiệu ứng xáo trộn trật tự kinh tế tiếp theo trong nền kinh tế châu Âu".

Các nhà phân tích cho biết, việc Nga ngừng cung cấp khí đốt hơn nữa có thể sẽ khiến giá nhiên liệu tăng cao hơn, gây thêm áp lực lên nền kinh tế đang chậm lại của EU, và đưa vào các hóa đơn năng lượng cao hơn trên toàn thế giới, bằng cách thúc đẩy một cuộc chạy đua tìm kiếm khí đốt trên thị trường quốc tế.

Việc Nga quyết định giảm cung cấp khí đốt góp phần vào cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông tiếp theo có thể khiến giá cả tăng cao, nó cũng là lời cảnh tỉnh rằng sự phụ thuộc của châu Âu vào năng lượng của Nga khiến lục địa này dễ bị tổn thương. Cuộc chiến năng lượng này có nghĩa là Châu Âu phải nhanh chóng đánh giá lại chính sách năng lượng của mình trong nhiều thập kỷ, vốn dĩ khí đốt giá rẻ từ Nga đã hỗ trợ nền kinh tế châu Âu rất nhiều.

Cuộc chiến năng lượng này có nghĩa là phải nhanh chóng đánh giá lại chính sách năng lượng trong nhiều thập kỷ. Ảnh: @AFP.

Cuộc chiến năng lượng này có nghĩa là phải nhanh chóng đánh giá lại chính sách năng lượng trong nhiều thập kỷ. Ảnh: @AFP.

Nhưng cắt khí đốt tự nhiên của châu Âu cũng không có lợi cho Nga

Khi nói đến dầu, về lý thuyết, Nga có thể vận chuyển dầu bằng tàu chở dầu ở những nơi khác, chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc, những quốc gia đói năng lượng và không tham gia vào các lệnh trừng phạt.

Nhưng khí đốt là một vấn đề khác. Hệ thống đường ống dẫn khí đốt từ các mỏ lớn ở phía bắc Bán đảo Yamal của Nga tới châu Âu không kết nối với đường ống dẫn đến Trung Quốc. Và Nga cũng chỉ có một số cơ sở hạn chế để xuất khẩu khí đốt hóa lỏng bằng tàu biển.

Nga đem năng lượng Á tiến nhưng cũng sẽ thua kể cả trong ngắn hoặc dài hạn

Tuy nhiên, một lệnh cấm vận hoàn toàn sẽ là một bước tiến lớn và sâu rộng. Và mặc dù điều đó sẽ ảnh hưởng nặng nề đến Putin trong ngắn hạn, nhưng nó cũng sẽ đẩy nhanh quá trình điều chỉnh xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga theo hướng tìm kiếm các nguồn nhu cầu khác nhau về nhiên liệu hóa thạch của nước này.

Hiện tại, cơ sở hạ tầng vật chất không có để đưa dầu và khí đốt đến châu Á đang đói năng lượng. Tuy nhiên, ngay cả khi đã có sẵn cơ sở hạ tầng, Putin có thể sẽ thua kể cả trong dài hạn - vì Trung Quốc sẽ khai thác vị thế độc tôn của mình với tư cách là người mua nhiên liệu hóa thạch chính còn lại của Nga để được giảm giá.

Georg Zachmann, một thành viên cấp cao của Think-tank Bruegel cho biết, sẽ là "không thể" để xây dựng một đường ống dẫn mới lớn trong thời gian ngắn: "Đó là một dự án kéo dài nửa thập kỷ hoặc lâu hơn", và một dự án như vậy sẽ là "rất thâm dụng vốn".

Nhưng cắt khí đốt tự nhiên của châu Âu cũng không có lợi cho Nga. Ảnh: @AFP.

Nhưng cắt khí đốt tự nhiên của châu Âu cũng không có lợi cho Nga. Ảnh: @AFP.

Châu Âu đang làm gì để giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga?

Các nhà lãnh đạo châu Âu cho biết, họ không thể chịu được hậu quả của một cuộc tẩy chay ngay lập tức. Thay vào đó, họ có kế hoạch giảm sử dụng khí đốt của Nga càng nhanh càng tốt. Họ đang đặt hàng nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng hơn, được vận chuyển bằng tàu; tìm kiếm thêm khí đốt từ các đường ống từ những nơi như Na Uy và Azerbaijan; tăng tốc triển khai năng lượng gió và năng lượng mặt trời; và thúc đẩy các biện pháp bảo tồn năng lượng khác.

Mục tiêu là cắt giảm 2/3 việc sử dụng khí đốt của Nga vào cuối năm nay và hoàn toàn vào năm 2027. Còn phải xem liệu mục tiêu đó có thể đạt được trên thực tế hay không. Có một giới hạn đối với nguồn cung cấp khí đốt hóa lỏng, với các thiết bị đầu cuối xuất khẩu đang hoạt động hết công suất.

Đức, quốc gia không có nhà ga nhập khẩu đang tìm cách xây dựng hai nhà ga - nhưng điều đó sẽ mất nhiều năm. Ý, quốc gia nhận 40% khí đốt từ Nga đã đạt được các thỏa thuận thay thế khoảng một nửa lượng khí đốt đó từ Algeria, Azerbaijan, Angola và Congo và đang tìm cách tăng nhập khẩu từ Qatar. Và châu Âu đang chịu áp lực phải bổ sung nguồn dự trữ dưới lòng đất để kịp thời đáp ứng nhu cầu sưởi ấm vào mùa đông tới.

Huỳnh Dũng  - Theo Usatoday/Bloomberg/Nytimes/Markets.businessinsider/CNBC/Cbsnew/ Euractiv/Theguardian/Ft

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem