Sương sâm
-
Cây sương sâm có tính mát, dùng làm thạch giải khát cho những ngày hè nóng bức. Loại cây này được trồng nhiều ở vùng Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Bình Phước, và khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Tại tỉnh Bình Phước, mô hình trồng cây sương sâm còn khá mới, số hộ trồng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
-
Cây sương sâm từng là loài cây mọc dại ở rừng núi, nay được ông Nguyễn Quang Định (trú xã Tam Anh Nam, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đưa vào trồng quy mô lớn và bất ngờ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
-
Quyết định cải tạo 6 công đất trồng lúa để lên liếp trồng sương sâm, vợ chồng chị Lê Kim Cúc (ấp Đông Bình Trạch, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) có được nguồn thu nhập ổn định.
-
Khi các loại cây trồng như cà phê, hồ tiêu có giá cả biến động bất lợi, anh Trần Đức Long (26 tuổi), bon BSrê, xã Đắk Som (huyện Đắk G'long, tỉnh Đắk Nông), đã trồng cây sương sâm để tạo thêm nguồn thu nhập. Mỗi tháng bán lá sương sâm, anh Long thu về 30 triệu đồng.
-
Trồng được vườn tiêu nhưng 2 năm nay tiêu hạt mất giá, bà Phạm Thị Đơn (51 tuổi) ấp 7, xã Tân Thành, thị xã Đồng Xoài (Bình Phước) bèn trồng ké sương sâm. Không ngờ loài cây chỉ chuyên hái lá bán làm thức ăn, nước uống mát này lại mang về cho gia đình bà mỗi tháng 10 triệu đồng.
-
Lá mối thuộc loài dây leo, lá màu xanh lục, người dân vùng Bảy Núi (An Giang) còn gọi lá mối là cây sương sâm. Một hộ chỉ trồng khoảng 100 dây, mỗi tháng cũng có thể kiếm thêm 1 triệu đồng.