Tái cơ cấu nông nghiệp: ĐBSCL trước đe dọa thiếu nước- Giảm 54.500ha lúa để né hạn, mặn

Anh Thơ (thực hiện) Thứ ba, ngày 26/11/2019 18:20 PM (GMT+7)
Đó là thông tin từ ông Lê Thanh Tùng (ảnh) - Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT khi trao đổi với PV Báo Nông thôn ngày nay trước nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước sản xuất, sinh hoạt ở vùng ĐBSCL.
Bình luận 0

img

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.

Theo ông, nơi nào sẽ gặp áp lực lớn nhất về nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL?

- Áp lực nhất về nguồn nước là các tỉnh ven biển: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Nguyên nhân là do lưu lượng nước sông Mekong giảm khiến nguy cơ xâm nhập mặn tăng; khi đó để tránh xâm nhập mặn các địa phương phải đóng cống thì lại bị hạn hán. Đây là một thiệt hại kép.

Vậy trong vụ tới, người dân khu vực Nam Bộ cần lưu ý gì, thưa ông?

- Theo thống kê, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 150.000 lúa có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Để giúp các địa phương “né” được hạn mặn, Bộ NNPTNT có chủ trương khuyến cáo các địa phương xuống giống sớm. Cho đến thời điểm này, những cảnh báo hạn mặn theo bản đồ hạn mặn đã xây dựng, việc chuẩn bị vật tư nông nghiệp, máy móc để bà con xuống giống đã chuẩn bị sẵn sàng.

Trong sản xuất lúa vụ đông xuân, Cục Trồng trọt khuyến cáo vùng ĐBSCL xuống giống sớm, theo đó, từ ngày 10 - 30/10 những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ gồm vùng ven biển các tỉnh: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang đã xuống giống lúa.

Đợt 1 xuống giống từ ngày 1 - 30/11 cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, khoảng 700.000ha. Xuống giống đợt 2 từ ngày 1 - 31/12 cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, với khoảng 400.000ha. Một số vùng xuống giống đông xuân muộn kết thúc xuống giống trước ngày 10/1/2020 những diện tích lúa còn lại.

Đối với vùng Đông Nam Bộ, Cục Trồng trọt khuyến cáo: Đợt 1:  Đông xuân sớm, xuống giống tháng 10 đến đầu tháng 11 với diện tích gieo sạ ước khoảng 10.000ha gồm: Tây Ninh, Bình Phước; Đợt 2: Đông xuân chính vụ, xuống giống đầu tháng 11 đến tháng 12 với diện tích gieo sạ ước 35.000ha, gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai; Đợt 3: Đông xuân muộn, xuống giống cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau. Diện tích gieo sạ ước 25.000ha gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Các địa phương bố trí thời vụ cần bám sát theo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, đồng thời căn cứ theo bản đồ nguy cơ cho lúa vào những năm cực đoan đã được xây dựng trước đây để làm cơ sở cho bố trí mùa vụ sản xuất.

Việc chủ động xuống giống sớm như khuyến cáo sẽ giúp nông dân có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ đối với các tỉnh ven biển. Đồng thời, đề phòng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn của vùng phù sa ngọt.

Bên cạnh đó, cần sử dụng giống lúa xác nhận, ngắn ngày có năng suất, chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu theo cơ cấu giống chung trong toàn vùng và tính phù hợp của từng địa phương. Trong đó, cơ cấu giống lúa nếp không được tăng để tránh rủi ro về thị trường tiêu thụ khi cung vượt cầu. Chú ý việc sử dụng các giống lúa chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn.

img

 Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm mô hình trồng thanh long ở xã Kiểng Phước (Gò Công Đông, Tiền Giang). Đây là mô hình chuyển đổi từ đất lúa để đối phó với xâm nhập mặn. (ảnh: K.B)

Đối với những vùng có nguy cơ hạn mặn cao, Bộ NNPTNT, các địa phương có chủ trương, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng như thế nào?

- Theo kế hoạch vụ đông xuân 2019 - 2020 Nam Bộ sẽ xuống giống khoảng 1,55 triệu ha lúa, Cục Trồng trọt đề nghị giảm khoảng 54.500ha để tránh bị hạn mặn ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều địa phương được dự báo có hạn mặn ảnh hưởng vẫn đề xuất không giảm diện tích gieo sạ.

Nhiều diện tích không xuống giống sớm thì chuyển đổi sang các cây trồng ngắn ngày, trong trường hợp không thể xuống giống và cũng không thể chuyển đổi thì tốt nhất cắt bỏ một vụ, dự kiến ở tỉnh Bến Tre có khoảng 14.000ha bỏ đất không trong vụ này để tránh bị thiệt hại.

Theo tôi, các địa phương chỉ nên bố trí sản xuất lúa đông xuân 2019 - 2020 ở những vùng còn đủ 3 tháng cung cấp nước ngọt, tối thiểu phải đủ 2,5 tháng nước ngọt cho đến lúc lúa ngậm sữa. Phải có đủ nước ngọt cung cấp cho lúa vào gia đoạn cuối.

 Xin cảm ơn ông!

Giám đốc Học viện Nông nghiệp bàn về sự "duy tình" của người Việt

GS.TS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án coi trọng nền tảng xã hội dân sự, coi trọng tập quán, truyền thống văn hóa của người Việt Nam, đó là “trọng tình” hơn là “trọng lý”, “duy tình” hơn là “duy lý”.

Phát biểu quan điểm về Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) cho rằng: Theo quy định của luật pháp thì hiện nay tại Việt Nam có hòa giải ngoài tố tụng được Luật Hòa giải ở cơ sở điều chỉnh, hòa giải trong tố tụng được Bộ luật Tố tụng dân sự điều chỉnh, vậy khi Quốc hội thông qua Luật này với quy định về hòa giải cho thấy quan điểm rõ ràng của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi trọng nền tảng xã hội dân sự, coi trọng tập quán, truyền thống văn hóa của người Việt Nam đó là “trọng tình” hơn là “trọng lý”, “duy tình” hơn là “duy lý”.

img

GS.TS.Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội thảo luận tại tổ. 

Người Việt không chỉ trong quan hệ gia đình mà các mối quan hệ họ hàng, “dây mơ dễ má” họ vẫn tìm ra cái lẽ để coi trọng như: “một giọt máu đào, hơn ao nước lã”; với người không có quan hệ huyết thống, họ lại có cái lẽ khác để yêu thương như: “bán anh em xa mua láng giềng gần” bởi “tối lửa tắt đèn có nhau”...

 Với lẽ sống đó, người Việt coi “một trăm cái lý chẳng bằng một tí cái tình” nên khi có xung đột thường chọn cách giải quyết “chín bỏ làm mười” mà không chọn cách “đáo tụng đình”, cũng là để tránh “một đời kiện bằng chín đời thù”, giữ hòa khí lâu dài về sau.

Như vậy, Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án với tinh thần coi trọng hòa giải của các bên cho thấy sự khuyến khích cách giải quyết phù hợp với văn hóa và tâm lý người Việt; lấy bản sắc văn hóa, giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt làm cốt lõi, làm cơ sở giải quyết xung đột trong dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan chia sẻ, cá nhân bà tán thành văn bản luật mới này ngoài đề cập tới hòa giải còn đề cập tới đối thoại là xuất phát từ những xung đột dẫn đến khởi kiện hành chính hiện nay có nguyên nhân chủ yếu là sự chưa thấu hiểu và sự thiếu niềm tin của người dân đối với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền thì đối thoại là giải pháp để các bên không chỉ “hàn gắn những bất đồng, rạn nứt” mà còn góp phần để hai bên xung đột thấu hiểu nhau, lấy lại và củng cố niềm tin.

Khi cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có cơ hội và sẵn sàng đối thoại với người dân cũng cho thấy thái độ thân dân, trọng dân, gần dân, sẵn sàng nghe dân cũng là khẳng định chính quyền nhà nước Việt Nam là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, ở đó người dân là chủ một xã hội dân chủ.

Khánh Nguyên

Hà Nội đặt mục tiêu 1.000 sản phẩm OCOP

Năm 2019, Hà Nội có khoảng 300 sản phẩm theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được đánh giá, công nhận. Đây sẽ là tiền đề để năm 2020, Hà Nôi tiếp tục thực hiện nâng chất cho 700 sản phẩm khác.

Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy, phát triển Chương trình OCOP có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp theo chuỗi, và là một trong những giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu hỗ trợ phát triển sản xuất theo hướng cơ cấu ngành nông nghiệp.

Nhận thức được vai trò của Chương trình OCOP, thành phố Hà Nội tuy triển khai muộn so với các tỉnh, nhưng Sở NNPTNT Hà Nội đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Đến thời điểm này, các quận, huyện trong toàn thành phố đã cơ bản đánh giá hoàn thành việc triển khai sản phẩm đăng ký.

T.L

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem