Kiến thức về sử dụng điện của người dân còn rất hạn chế (ảnh Hứa Phương)
Ông Trần Đình Long cho biết, hiện nay, hệ thống điện nhà ở và Nhà công cộng phải tuân thủ Quy chuẩn của Bộ Xây dựng ban hành. Khi biên soạn Quy chuẩn này, Hội điện lực là những người chắp bút chủ yếu. Trong đó, có nhiều khâu từ thiết kế, xây lắp, kiểm tra an toàn trước khi đưa vào sử dụng. Còn khi vận hành thì phụ thuộc vào 2 yếu tố, đối với hộ sử dụng ở khu tập thể sẽ có bộ phận quản lý điện, riêng đối với gia đình tư nhân, lấy điện trực tiếp từ hệ thống cung cấp điện thì do ngành điện chịu trách nhiệm tới công tơ. Còn từ công tơ tới trong nhà là thuộc quản lý của gia đình.
“Tai nạn về điện từ trước tới nay cũng ít khi xảy ra do thiết kế lắp đặt không đúng mà chủ yếu do kiến thức sử dụng điện của người dân chưa đáp ứng được. Với vụ việc ở Bình Dương vừa qua, cơ quan chức năng mới chỉ đưa ra kết luận ban đầu là có thể do chập điện, còn vì sao chập điện thì vẫn cần các cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Tôi thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng thỉnh thoảng vẫn có trường hợp ở nông thôn dùng điện để bẫy chuột… gây ra hậu quả rất nghiêm trọng”, ông Long nói.
Ông Long cũng cho biết, hiện nay điện cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cháy nổ rất lớn, trong khi đối với khu vực nhà riêng của người dân thì vấn đề tuyên truyền đôi khi cũng chưa được quan tâm đúng mức.
“Chúng tôi cũng đề nghị ngành điện hàng năm phải tổ chức các lớp tập huấn cho người dân ở khu vực còn thiếu kiến thức về an toàn điện, đặc biệt là khu vực nông thôn”, ông Long nhấn mạnh.
Trao đổi với Dân Việt, đại diện truyền thông của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, theo quy định ngành điện chỉ quản lý tới công tơ, nhưng vấn đề tuyên truyền về sử dụng điện an toàn luôn là nội dung được ngành điện ưu tiên hàng đầu.
“Hầu như ở tất cả các cấp từ trung ương tới địa phương và cả phòng giao dịch khách hàng của ngành điện cũng đều có các chương trình tuyên truyền sử dụng điện an toàn và tiết kiệm cho người dân. Ngoài ra, EVN còn thường xuyên in các tờ rơi và hợp tác với nhiều cơ quan truyền thông để triển khai các chương trình về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”, vị này cho biết.
Theo thống kê từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) - Bộ Công an cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016, cả nước đã xảy ra 571 vụ/1.206 (chiếm 57,2%) vụ cháy, nổ mà nguyên nhân chủ yếu là do sự cố hệ thống điện và thiết bị điện.
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cũng cho biết, đã kêu gọi từng người dân phải cảnh giác, đề phòng cháy nổ do điện khi câu mắc, sử dụng điện phải nhờ người có chuyên môn thực hiện; cúp cầu dao điện trước khi ra khỏi nhà... Tuy nhiên, nhiều hộ dân và người dân đã “phớt lờ” dẫn đến xảy ra cháy nổ, gây thiệt hại lớn về tài sản và có thể gây chết người.
Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Dương tiến hành khám nghiệm ngôi nhà cháy khiến 4 người tử vong ở Bình Dương (ảnh Hứa Phương)
Trước đó, trao đổi với Dân Việt, Đại tá Nguyễn Văn Dựt - Phó giám đốc Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương cho biết: "Khi lực lượng đến hiện trường đám cháy bùng phát rất cao, bao trùm toàn bộ căn nhà. Lực lượng PCCC nhanh chóng tiếp cận dùng vòi tiếp nước để dập tắt lửa. Diện tích cháy không lớn nhưng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cũng theo Đại tá Dựt, có thể vụ cháy là do chập điện gây cháy. Kết cấu của căn nhà là nhà cấp 4 có gác lửng bên trong và nhà 2 cửa được thiết kế chắc chắn. Tuy nhiên khi cháy 2 cửa được khoá chặt, chính vì thế các nạn nhân không thể thoát ra ngoài. Một nguyên nhân nữa làm vụ cháy khiến 4 người thiệt mạng cũng được đại tá Dựt đề cập đó là có thể những người trong gia đình ngủ sâu nên khi xảy ra cháy, sinh khói độc làm họ bị ngạt và không kịp phản kháng dẫn đến tử vong.
Theo Cảnh sát phòng cháy chữa cháy Hà Nội, chỉ trong 6 tháng năm 2016 có tới 10 vụ cháy nguyên nhân là do chập điện xảy ra tại Hà Nội. Điển hình như ngày 14.6 xảy ra cháy tại căn nhà số 576 ngõ 216 Định Công, phường Định Công của chị Nguyễn Thị Thúy. Nguyên nhân được xác định do chập điện tủ lạnh gây cháy. Khi xảy ra hỏa hoạn, có chị Thúy và một cậu con trai 13 tuổi ngủ tại tầng 4. Rất may, chị Thúy dẫn con trai lên tầng 5 nên được Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cứ ra an toàn.
Một vụ việc khác cũng rất thương tâm làm 4 người trong gia đình chết cháy mà theo cơ quan chức năng kết luận là do chập điện khi sạc gas năm 2016. Cụ thể, rạng sáng 27.6, lửa bùng lên khi 6 người trong gia đình anh Trần Trọng Hưng (phường Tân Biên, TP.Biên Hòa) đang ngủ. Anh Hưng sau đó đã leo lên nóc nhà, sang nhà hàng xóm, thả con gái một tuổi ở độ cao khoảng 3 m cho người đứng dưới đất rồi nhảy xuống. Bốn người còn lại gồm mẹ, vợ, con và người cháu (5 tuổi) có quốc tịch nước ngoài của anh Hưng bị kẹt bên trong, tử vong.
Theo EVN, nếu như nguyên nhân của phần lớn những vụ cháy nổ liên quan đến điện là do mạng điện bị hỏng hoặc hệ thống điện quá tải thì những sự cố về điện trong nhà thường do sử dụng cẩu thả hoặc không đúng quy cách công năng của những thiết bị điện. Dưới đây là những điều nên và không nên khi sử dụng điện trong gia đình. Do đó, EVN cũng đưa ra cảnh báo những việc không nên làm đối với các thiết bị điện bao gồm:
Giật dây điện khỏi ổ cắm, cách làm này có thể làm hỏng cả phích cắm lẫn ổ cắm.
- Cố dính dây điện vào một bề mặt khác bằng đinh hoặc đinh kẹp, cách làm này có thể làm hỏng vỏ bọc của dây điện. Xoắn, kéo căng hoặc đi trên dây điện cũng có thể làm hỏng phần vỏ bọc.
- Đóng đinh vào tường gần ổ điện đi ngầm.
- Sử dụng dây điện mà phần vỏ ngoài trở nên giòn hoặc bị hỏng, cho dù phần lõi vẫn chưa lòi ra ngoài. Cần quấn băng keo cách điện chung quanh trong khi chờ thay dây mới.
- Sửa chữa thiết bị điện khi chưa ngắt nguồn điện. Sửa chữa điện khi tay bị ướt.
- Nối tiếp nhiều đoạn dây nối điện với nhau.
- Đi dây điện trên thảm hay dưới đồ đạc, cách lắp đặt này có thể làm hỏng vỏ bọc dây điện.
- Cắm vào ổ điện số phích cắm nhiều hơn số phích mà nó có thể chịu được một cách an toàn, do hệ thống quá tải có thể dẫn đến cháy nổ, hỏng hóc.
|
Vui lòng nhập nội dung bình luận.