Lỗ Tấn là một nhà văn, nhà tư tưởng nổi tiếng của Trung Quốc. Đồng thời, ông cũng là một trong những người đặt nền móng cho nền văn học hiện đại tại quốc gia này. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, cuộc đời của Lỗ Tấn có thể nói đã cống hiến cho đất nước và cách mạng.
Khi đó, ông kiên quyết "bỏ nghề y mà theo đuổi văn chương", mong dùng lời nói để thức tỉnh những kẻ vô cảm. "Gào thét" và "AQ chính truyện", "Nhật ký của một người điên" là những tác phẩm của nhà văn.
Vào ngày 19/10/1936, lúc 5 giờ 25 phút, bệnh của Lỗ Tấn tái phát và ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà ở tuổi 55. Cho đến khi ông đã ra đi, nhiều người vẫn không biết rằng ông mắc bạo bệnh. Lỗ Tấn qua đời vì bệnh lao. Lý do là bởi ông thường xuyên thức khuya và hút thuốc lá.
Khi tin tức Lỗ Tấn qua đời, cả đất nước Trung Quốc bấy giờ gần như sững sờ. Nhiều người từ nơi khác đến Thượng Hải bằng tàu hỏa qua đêm để đưa tiễn nhà văn tài hoa. Trong đó, có một bạn cũ người Nhật của ông là Okuda Koka.
Là một nhà điêu khắc, Okuda Koka đã đề xuất làm một phiên bản thạch cao cho Lỗ Tấn để tưởng nhớ con người vĩ đại này. Ý tưởng này đã nhanh chóng nhận được sự đồng ý từ mọi người. 83 giờ sau khi Lỗ Tấn qua đời, Okuda Koka đã cẩn thận sao chép lại khuôn mặt của nhà văn lỗi lạc.
Lớp thạch cao trắng như tuyết phủ lên khuôn mặt mệt mỏi và phờ phạc của Lỗ Tấn. Tất cả mọi người có mặt đều nín thở theo dõi từng cử động của Okuda. Chẳng mấy chốc, quá trình đã đến bước cuối cùng. Khi nhà điêu khắc đang chuẩn bị hạ khuôn thì đúng lúc này, một tai nạn đã xảy ra: Do ấn quá tay nên lớp thạch cao vô tình lấy đi một phần râu và lông mày của Lỗ Tấn.
Lúc này, tất cả mọi người đều hốt hoảng, đặc biệt là người con trai của Lỗ Tấn. Những người thân xót thương cho ông lại càng khóc lóc thê thảm hơn.
Tuy nhiên, tất cả đều không thể trách tội Okuda Koka. Lý do thứ nhất là vì ông không cố ý gây ra sự cố này. Thứ hai, phần thân thạch cao do Okuda làm quá đẹp, vân da trên khuôn mặt rõ ràng cộng với những sợi râu tóc vương lại khiến bức tượng sống động như thật.
Sau khi khuôn thạch cao của Lỗ Tấn được làm ra, người bạn này lập tức giao cho gia đình ông cất giữ. Lúc này họ không ngờ rằng chính vì tai nạn nhất thời mà một quốc bảo đã ra đời.
Sau này, Trung Quốc đã thành lập Nhà tưởng niệm Lỗ Tấn. Sau khi nhận được tin báo, gia đình ông đã hiến tặng rất nhiều di vật, trong đó có chiếc mặt nạ thạch cao trên đó có 22 sợi tóc (20 sợi râu, 2 sợi lông mày). Đây cũng là cổ vật duy nhất còn in dấu ấn rõ ràng của Lỗ Tấn trên thế giới hiện nay.
Vì rất quý nên nó được xếp vào danh sách di tích văn hóa cấp quốc gia. Hiện mô hình khuôn mặt này đang được trưng bày và bảo quản trong Nhà tưởng niệm Lỗ Tấn ở Thượng Hải để các thế hệ mai sau tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ đến nhà văn lỗi lạc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.