Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sau khi được Bồ Đề Tổ Sư truyền dạy 72 phép Địa Sát, Tôn Ngộ Không làm huyên náo đạo quán đến mức Tổ Sư một mực đuổi đi và cấm không được nhắc đến tên thầy.
Xuống núi, Tôn Ngộ Không kết giao với nhiều bằng hữu trong đó có Ngưu Ma Vương.
Lấy được Định Hải Thần Châm, áo giáp quý ở Long cung, Tôn Ngộ Không về Hoa Quả Sơn vui vầy với "con cháu". Trong lúc Hầu vương say ngủ đã bị Hắc Bạch Vô Thường bắt xuống âm phủ.
Khi nghe Hắc Bạch Vô Thường nói tuổi thọ đã hết và đến bắt đi, Hầu vương bèn nói: "Lão Tôn này đã vượt ra ngoài ba cõi, không còn ở trong Ngũ hành, đâu còn thuộc Diêm vương quản lí nữa. Cớ sao dám hồ đồ đến trói bắt ta?".
Diêm Vương cất giọng: "Sinh linh vạn vật đều do ta quản lý. Ta muốn kẻ nào chết ở canh ba thì kẻ đó không sống được đến sáng".
Hai quỷ câu hồn ấy cứ một mực lôi kéo Hầu vương đi, làm Hầu vương giận dữ, rút ngay bảo bối trong tai ra, vung lên đánh cho hai quỷ câu hồn nát như tương, rồi tự cởi trói, vác gậy quay vào đánh trong thành, các loại quỷ đầu trâu, mặt ngựa chạy trốn tán loạn.
Không chỉ vậy, quá tức giận, Mỹ Hầu Vương đã đại náo âm phủ, xóa hết sổ sinh tử của loài khỉ.
Tôn Ngộ Không ngự trị 3 cõi tu được thuật trường sinh, lấy được Định Hải Thần Châm ở Long cung. Thần thánh, cao siêu vậy, tại sao Tôn Ngộ Không lại bị Hắc Bạch Vô Thường kéo được xuống âm phủ?
Suy cho cùng, thời điểm đại náo thiên cung, Tôn Ngộ Không thực chất cũng chỉ là một con khỉ bình thường bản chất động vật nhưng hơn giống loài là hắn biết Đạo pháp.
Chuyện Hắc Bạch Vô Thường bắt được âu cũng là lẽ bình thường.
Bởi bản tính ngông ngạo có căn cơ nên Tôn Ngô Không ngông cuồng, không sợ Hắc Bạch Vô Thường đã đành, còn đánh họ chạy tán loạn.
Tuy nhiên, câu chuyện Hắc Bạch Vô Thường kéo hồn Tôn Ngộ Không xuống địa phủ thực chất là ẩn dụ cho câu chuyện người tu hành đắc Đạo.
Sinh tử xác thực là thuộc về quá trình mà người tu luyện phải vượt qua.
Thạch Hầu thiên tư cực cao sở hữu năng lực thoát khỏi sự quản lý của các Thần tầng thứ thấp tại địa phủ, vượt qua sinh tử.
Thạch Hầu tiến bộ cực nhanh, ngay từ đầu đã đạt tới trình độ thoát khỏi sinh tử. Người tu luyện, chỉ cần có kiên trì và sức mạnh thân tâm thì việc thoát khỏi sự sinh tử cũng không phải là việc khó, nhưng đây mới chỉ là sự khởi đầu.
Đối với người tu đạo, sinh tử vốn không phải là sự trở ngại, "thị tử nhi quy" (coi cái chết tựa như sự trở về), thực ra bắt nguồn từ đó, chết không có gì là đáng sợ hết, tựa như về nhà giống nhau.
Tôn Ngộ Không dù sao cũng là Thái Ất kim tiên, việc từ âm phủ trở về nhân gian đơn giản trong chớp mắt phải chăng nói về lẽ đó?
Sẽ chẳng có chuyện gì nếu Tôn Khỉ chỉ là một con khỉ bình thường, một con khỉ không có cảm thức về cái chết như con người.
Chỉ vì khao khát thuật trường sinh mà khỉ đá chấp nhận lênh đênh 12 năm trên biển để đến đạo quán của Bồ Đề Tổ Sư học đạo thuật trường sinh đi ngược lại quy luật của thiên , cãi lại quy luật sinh – lão – bệnh – tử.
Thế nhưng, dù có học 72 thuật nhân tâm thì Tôn Ngộ Không cũng chỉ là một con yêu hầu không qua nổi vòng tử sinh, không thể thành tiên thành Phật và càng không thể trường sinh bất lão.
Chỉ đến khi bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn 500 năm, trải qua 81 kiếp nạn mới đắc quả vị chân nhân đạt đến độ bất tử, bạch nhật phi thăng.
Hắc Bạch Vô Thường trầm lặng chính là người hộ tống các linh hồn trở về địa ngục. Họ làm việc công chính, liêm minh, lạnh lùng, đúng người đúng tội nên còn là biểu tượng của công lý, lẽ phải.
Bạch Vô Thường hoạt bát mặc áo bào trắng, đầu đội mũ cao, trên mặt vẽ hình con dơi đen trắng, tay cầm cái cùm hình con cá.
Hắc Vô Thường mặc đồ đen, đầu đội mũ tròn, mặt vẽ hình mắt đen trắng, tay cầm thẻ bài hình vuông, phía trên ghi “Thiện ác phân minh”.
Tương truyền, Bạch Vô Thường còn có tên khác là Phạm Vô Cứu, Hắc Vô Thường tên là Tạ Tất An, họ là đôi bạn rất thân cùng làm sai nha ở nha môn.
Một hôm, hai ông đang trên đường đi công cán cho huyện lệnh thì đột nhiên trời đổ mưa rào. Tạ Tất An định vào nhà dân gần đó mượn lấy một chiếc ô. Ông bèn bảo Phạm Vô Cứu đợi dưới chân cầu.
Khi Tạ Tất An vừa đi khỏi thì nước sông đột nhiên dâng cao. Phạm Vô Cứu vì sợ Tạ Tất An tìm không thấy mình, nên giữ đúng lời hẹn nhất quyết không chịu rời đi đến mức bị nước lũ cuốn trôi.
Sau khi Tạ Tất An cầm ô tất tả chạy tới, phát hiện thấy người bạn thân đã bị nước nhấn chìm, ông vốn định nhảy sông tự tử dùng cái chết để tạ tội, nhưng do quá cao nên Tạ Tất An đành phải treo cổ lên dầm cầu.
Ngọc Hoàng biết tình cảm sâu đậm của hai người, bèn sắc phong cho họ là Thần tướng, hầu hạ bên cạnh Diêm Vương chuyên bắt kẻ xấu.
Tương truyền Hắc Bạch Vô Thường chuyên đi tuần trên đường lúc đêm hôm khuya khoắt để bắt linh hồn những kẻ xấu tới âm tào địa phủ.
Tương truyền rằng tấm lòng Bạch Vô Thường rất lương thiện. Dẫu người khác có đắc tội ông cũng không để bụng.
Còn Hắc Vô Thường thì lại rất nóng tính. Đó là do khi nước sông dâng lên cao quá đầu, cận kề cái chết, ông vẫn đang giãy giụa giữa con nước lớn nên sắc mặt chuyển thành màu đỏ đen, từ đó tính khí trở nên gắt gỏng, không chịu tha thứ cho người phạm tội.
Mỗi khi đi chơi hội chùa, trên người tượng Hắc Bạch Vô Thường có treo một xâu bánh gọi là "bánh cô độc", nhiều người phụ nữ sẽ xin mang về cho trẻ nhỏ trong nhà của mình ăn. Nghe nói ăn rồi có thể khiến cho trẻ nhỏ bình an chóng lớn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.