Tại sao không nên trừng phạt khi trẻ nói dối

Phan Hằng (Theo Deseretnews) Thứ năm, ngày 16/05/2019 00:55 AM (GMT+7)
1 lời nói dối, 2 lời nói dối, 3 lời nói dối, nếu trẻ nói dối nhiều hơn sau khi bạn trừng phạt chúng là không trung thực, lúc này bạn cần nói chuyện với chúng thay vì tiếp tục phạt.
Bình luận 0

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí tâm lý học thực nghiệm trẻ em, tiết lộ rằng khi cha mẹ đe dọa trừng phạt vì nói dối, điều này không khiến trẻ nói ra sự thật mà lại càng khiến chúng nói dối nhiều hơn.

Nghiên cứu bao gồm 372 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 8 bị bỏ lại một mình trong một căn phòng có camera giấu kín và ngồi trên ghế.

Theo báo cáo nghiên cứu của trung tâm Baby, một người phụ nữ đứng sau ghế với một đống đồ chơi và yêu cầu trẻ đoán mà không nhìn trộm, loại đồ chơi nào đang gây ra tiếng ồn. Sau đó, người phụ nữ rời khỏi phòng, để lại đồ chơi trong phòng và bảo đứa trẻ không nhìn trộm đồ chơi.

Trong nghiên cứu, mỗi đứa trẻ được chỉ định để người phụ nữ nói chuyện về hậu quả của việc không tuân theo chỉ dẫn của cô ấy. Một số đứa trẻ nói rằng không có vấn đề gì nếu chúng nói dối, những đứa khác lại nói nếu nhìn trộm thì sẽ gặp rắc rối.

img

Khi các nhà nghiên cứu xem xét các bản ghi hình camera, họ phát hiện ra rằng khoảng 68% trẻ em trong thí nghiệm đã lén nhìn vào đồ chơi và khoảng 67% trẻ em đã nói dối về nó. Các phát hiện cũng chỉ ra rằng trẻ lớn hơn so với trẻ nhỏ ít nhìn trộm hơn, nhưng có nhiều khả năng nói dối và duy trì lời nói dối.

Vào cuối cuộc nghiên cứu, sau khi mỗi đứa trẻ được nói về việc nói dối, những đứa trẻ được yêu cầu trả lời về hành động của chúng.

Theo trung tâm Baby, 87% trẻ em đã nói dối về việc nhìn trộm nếu chúng không được cho biết lý do đạo đức là sự trung thực. Khi những đứa trẻ hiểu lý do vì sao không nói dối, tỷ lệ nói dối giảm.

Victoria Talwar, nhà nghiên cứu và giáo sư của Đại học McGill nói với Time Inc.

"Sau khi làm điều gì đó sai hoặc phá vỡ một quy tắc, những đứa trẻ có thể chọn nói dối để cố gắng che giấu điều mình làm. Hình phạt lúc này không có nhiều tác dụng, nó không ngăn cản được trẻ tiếp tục nói dối để cố gắng thoát khỏi sự rắc rối".

Trong một bản tin của trang Science Daily, các nhà nghiên cứu giải thích rằng trẻ em ít có khuynh hướng nói sự thật nếu chúng sợ bị người lớn trừng phạt.

Talwar nói với trang Science Daily rằng nghiên cứu cho thấy hình phạt không thúc đẩy sự trung thực.

"Trên thực tế, mối đe dọa trừng phạt có thể có tác động ngược lại bằng cách giảm khả năng trẻ em sẽ nói sự thật khi được khuyến khích làm như vậy", cô nói.

Talwar và các nhà nghiên cứu khác tin rằng phát hiện của họ có thể giúp cha mẹ và các nhà giáo dục khuyến khích trẻ em, những người có xu hướng nói dối hiệu quả hơn, để hiểu tại sao nói dối là một lựa chọn tồi và tại sao nói sự thật là lựa chọn đúng đắn.

Con nói dối và bắt nạt bạn, mẹ áp dụng hình phạt gây tranh cãi

Chia sẻ cách trừng phạt cô con gái 9 tuổi của mình vì hành vi nói dối giáo viên và bắt nạt bạn bè, người mẹ này đã...

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem