Tâm linh

  • Đối với người Việt, tục lệ cúng giỗ ông bà tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp mà hầu như dân tộc nào cũng có. Còn như ai đó bị cúng hay thờ sống là một điều tối kỵ. Nhưng với người Nùng ở thôn Bãi Lời, xã Tam Dị, huyện Lục Nam (Bắc Giang) thì ngược lại, họ cúng “ma sống” - cúng những người vẫn còn đang sống khỏe mạnh, bình yên vô sự.
  • Chùa Đồng, tượng chúa Kito, chùa Linh Ứng, tượng Phật Thích Ca, chùa Linh Sơn Tiên Thạch là những công trình tâm linh nổi tiếng nằm trong danh sách này.
  • Sẽ thật ngạc nhiên với các quý độc giả chưa từng đọc Bát Phố nếu tôi gọi Bảo Sinh là một nhà văn. Bấy lâu nay, Bảo Sinh vẫn được biết đến là một nhà thơ của quần chúng nhân dân và điều đáng tự hào của Bảo Sinh chính là nhiều người thuộc thơ mình mà không còn nhớ đến tên tác giả.
  • Từ khi còn nhỏ, ông Kray Sức - cán bộ văn hoá xã Tà Rụt, huyện Đăkrông (Quảng Trị) đã được đắm mình trong không gian của những bài hát, điệu múa đầy cảm xúc của dân tộc Pa Kô. Nhưng theo thời gian, khi đời sống ngày càng khấm khá thì những điệu hát, bài múa đó dần dần bị mai một, nên ông luôn muốn giữ gìn và phát huy những nét đẹp của văn hoá truyền thống dân tộc mình. 
  • Với khoảng trên dưới 8.000 lễ hội hiện có trên cả nước, làm một phép tính đơn giản, trung bình mỗi ngày diễn ra trên dưới 20 lễ hội.
  • Cộng đồng người dân tộc Ba Na coi cúng rẫy là một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh, cầu mong trời đất phù hộ cho mưa thuận, gió hòa để sản xuất được thắng lợi. 
  • Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam, với 3.840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam (trong đó có 1.164 di tích trên tổng số gần 3.500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam).
  • Từ lâu, nghi lễ “Rước cây nêu cầu an” của người Ê Đê đã trở thành nét đặc trưng biểu tượng cho bản sắc văn hóa, cho sự hưng thịnh một thời của mỗi con người. Cây nêu còn là biểu tượng của tâm linh, là "chốn đi về" của các thần linh và của ông bà. Lễ cúng rước cây nêu được xem là một nghi lễ quan trọng trong vòng đời người của dân tộc Ê Đê. 
  • Người Mông coi cây cột cái là cột chủ đạo trong nhà, thể hiện sự ngay thẳng, cứng cáp, vững vàng của chủ nhà nên cây cột phải là cây rừng không bị sâu, thối hay bị cụt ngọn. Cây cột này có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông.
  • Ở làng Văn Xá, phường Hương Văn, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên- Huế) người ta đã thờ cây táo, sau khi biết cây táo đã hơn 100 năm tuổi sẽ "hiển linh, có thần ngự trị".