Bác sỹ Phạm Văn Tuấn (SN 1990) tốt nghiệp loại giỏi, ngành Nhi khoa rời thành thị lên vùng cao cứu người.
Là 1 trong số 7 bác sỹ trẻ đầu tiên tình nguyện lên vùng cao, bác sỹ Phạm Văn Tuấn (SN 1990, tốt nghiệp loại giỏi, ngành Nhi khoa, trường ĐH Y Hải Phòng) đã từ chối công việc đầy hấp dẫn như công tác tại BV tỉnh, ở lại trường làm việc, nghiên cứu… để về vùng cao cứu sống người bệnh.
Chia sẻ với phóng viên, bác sĩ 9X tâm sự: “Em vừa kết hôn, vợ trẻ nên cũng bịn rịn lắm. Tuy vậy, em vẫn động viên vợ, để em hoàn thành nhiệm vụ. Cái được lớn nhất của em sau thời gian ở vùng cao (3 năm), có thể nói không gì đánh đổi được với sinh viên ngành y, đó là được đào tạo chuyên khoa ngay sau khi ra trường, được kèm cặp nên tay nghề”.
Bác sĩ Phạm Văn Tuấn được phân công về Trung tâm Y tế huyện Ba Bể. Điều khiến bác sĩ trẻ băn khoăn là nguồn nhân lực còn hạn chế. Vì vậy, trong 3 năm tới công tác tại đây, bác sĩ Tuấn mong muốn được chia sẻ qua lại những kiến thức chuyên môn về y khoa với các y bác sĩ khác.
Bác sĩ Nguyễn Chiến Quyết, sinh năm 1989, tốt nghiệp loại Khá trường Đại học Y Hà Nội cũng là 1 trong 7 bác sĩ trẻ đầu tiên được Bộ Y tế bàn giao về công tác tại các huyện nghèo lần này.
Với nhiệt huyết của sức trẻ và đam mê với nghề, bác sĩ Quyết chia sẻ cùng với sự cố gắng của bản thân, có thể anh sẽ ở lại công tác lâu dài tại bệnh viện Bắc Hà, Lào Cai. Mặc dù trước đó, bác sĩ Quyết đã được Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận là viên chức của bệnh viện và được đào tạo chuyên khoa I chuyên ngành ngoại khoa tại bệnh viện.
BS Quyết nhớ lại những lần tham gia khám chữa bệnh tình nguyện tại các địa phương, vùng sâu vùng xa, được tiếp xúc với những người dân và nhân viên y tế, em hiểu thêm phần nào sự khó khăn nơi đây.
Đối với Quyết, hình ảnh những bệnh nhân nghèo-đặc biệt là người già và trẻ em ít được tiếp cận với dịch vụ y tế; phải vượt qua một quãng đường rất xa để đến BV… Do đó, em đã quyết định tham gia dự án để được học tập và cùng với các y bác sĩ tại địa phương đóng góp cho cộng đồng, những người dân khó khăn.
Dù là bác sĩ trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng Nguyễn Chiến Quyết cảm thấy tự tin hơn sau khi đã thực hiện trực tiếp 2 ca mổ ruột thừa tại bệnh viện Đa khoa huyện Bắc Hà, Lào Cai (nơi anh về công tác).
“Trong 3 năm có lẽ sẽ còn nhiều khó khăn, em sẽ cố gắng với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, với kiến thức đã học của các thầy ở các bệnh viện lớn, sẽ cùng các y bác sĩ, địa phương chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân ở đây”, bác sĩ Quyết chia sẻ.
Theo TS Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Y tế), để đảm bảo các bác sỹ trẻ có thể “độc lập tác chiến” ở vùng sâu, vùng xa, công tác đào tạo được ưu tiên theo hướng “cầm tay chỉ việc” và “một kèm một”, tức là mỗi học viên được một giáo sư đầu ngành tại các bệnh viện tuyến Trung ương kèm cặp, “huấn luyện” trong vòng 2 năm. Trên thực tế, việc đào tạo có thể lên tới 8-9 giáo sư, tiến sĩ đào tạo 1 bác sỹ trẻ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khẳng định, những bác sĩ trẻ này hoàn toàn có thể thực hiện được độc lập các kỹ thuật chuyên ngành tại các bệnh viện tuyến huyện được bàn giao.
|
Theo TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp (Bệnh viện K Trung ương, cơ sở Tân Triều), bệnh ung thư đại trực tràng...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.