Theo ông Khăm Phết Lào, đây là bộ đồ
nghề săn voi quý nhất của gia tộc với 20 đồ vật tồn tại cả trăm năm nay.
Ông Khăm Phết Lào trao tặng bộ đồ nghề săn voi cho Giám
đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Cụ thể
gồm: Roi củ mây do nài voi cầm để điều khiển voi nhà (Plei Mat-Mac Kađiêk, tiếng
Bơ Nong- tiếng Lào); Dur-Ka Đôn, tấm đệm lưng voi để đặt bành voi làm bằng vỏ
cây lộc vừng đập dập. Tâo Bek-Nẵng Bek, tấm phản làm bằng da trâu khô để Gru trải
ngủ trong chuyến đi bắt voi; Ng’Gân-Phan Hẵng, dây ràng quanh toàn thân voi,
chắp nối bằng nhiều loại vật liệu khác nhau; Prăt Bung-Nẵng Khoọng, dây da trâu
dùng vào việc bắt voi rừng; Kok-Mak Ngok, búa gỗ căm xe đẽo để điều khiển voi
trong cuộc săn bắt; Srenial-Phan Kho, dây bảo hiểm cho nài voi làm bằng xích sắt
nối với dây rừng loại lớn; Nhôn-Nhôn, sợi dây trâu khô dài từ 5-6m dùng tròng
vào cổ voi rừng bắt được để kéo đi; Dam-Tham Nẵng, một đoạn da trâu dùng
quàng vào cổ voi rừng để kéo; Dam Reh-Tham Vãi, công dụng và hình dạng giống
như Dam nhưng bện bằng dây mây dùng khi trời mưa lâu; Dam Lok-Tham Nãm, giống
Dam, nhưng có gai và mấu, dùng khiển voi rừng; Mong Tonggơr-Mei Kăn Thưng, đoạn
tre gắn vào đầu dây thòng lọng, để xỏ vào chân voi rừng; Kekun-Khâo Kun, sừng
bò tót cột vào sợi dây dài để nài múc nước dưới sông; Ke Kjơng Krong-Khâo
Krong: Sừng trâu dùng thay búa để đập vào các gút dây da cho chặt; Sreh Muk-Pâo Muk, túi đựng đan bằng dây rừng để đựng các dụng cụ sinh hoạt tùy thân; Kreo-Khõ, cây giáo bằng gỗ, mũi sắt để điều khiển và luyện voi; Brắk Jỡng-Nẵng Khọng Tin, dây da trâu để cột chân voi; Sanei, tù và; Nẵng
Liêu, dây da trâu để cột, chắp nối các bộ dây khác; Sreh Srang, giống túi đựng
Sreh Muk nhưng làm bằng dây cước.
Ông Khăm Phết Lào ký biên bản trao tặng.
Sau khi trao tặng bộ đồ nghề săn voi
này, gia tộc Khăm Phết Lào dự định sẽ bán đấu giá hai bộ đồ nghề săn voi còn lại
để làm từ thiện.
Duy Hậu ( Duy Hậu)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.