Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
-
Nếu thương vụ đấu giá 461.516 cổ phần của Công ty CP Xuất Nhập khẩu Hóa chất Miền Nam (SOUTHCHIMEX) diễn ra thành công, ước tính Vinachem có thể thu về số tiền gần 117 tỷ đồng.
-
Bên cạnh khoản lỗ 421 tỷ đồng sau 9 tháng đầu năm 2019, Đạm Hà Bắc phải trả nợ gốc cho VDB là 69 tỷ đồng dẫn tới nguy cơ mất cân đối dòng tiền. Ngoài ra, lãi suất vay, lãi suất phạt làm chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp rất cao.
-
Nợ phải thu khó đòi của Công ty mẹ - Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) là 10.082 tỷ đồng do doanh nghiệp thực hiện trả nợ khoản vay China Eximbank của Dự án Đạm Ninh Bình. Song Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình đã không thanh toán nợ cho Vinachem đúng hạn.
-
Trong khi 12 đại dự án thua lỗ, kém hiệu quả ngành Công Thương vẫn còn loay hoay tìm lối ra, thì một loạt dự án khác trong lĩnh vực Công Thương cũng đang ở mức “báo động”, có nguy cơ đắp chiếu, gây lãng phí hàng chục nghìn tỷ đồng.
-
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) vừa phê duyệt phương án chuyển nhượng cổ phần của công ty tại CTCP Phân bón Miền Nam (SFG).
-
Nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi phiên đấu giá cổ phần Cao Su Sao Vàng vì lo ngại nhóm lợi ích của cổ đông lớn. Động thái này được thể hiện rõ khi Vinachem tự nguyện tước quyền của mình và cho nhóm cổ đông nắm giữ chưa đến 20% vốn SRC nắm 2/5 ghế trong HĐQT và 1/3 ghế trong ban kiểm soát.
-
Tại hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2018, triển khai nhiệm vụ 2019 diễn ra mới đây của Công đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (CNHC), Công đoàn Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất vinh dự là một trong những đơn vị được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Cờ Công đoàn cơ sở vững mạnh có phong trào thi đua xuất sắc năm 2018.
-
Nhìn vào kết quả kinh doanh của 4 “ông lớn” phân đạm sau 9 tháng đầu năm 2018, có doanh nghiệp (DN) lay lắt, có DN lỗ nặng và có DN đang chờ đón nguy cơ khi không còn “cơ chế bảo hộ”. Tuy nhiên, các DN này đều đang rất cố gắng để chuyển mình dù khó khăn trước mắt rất lớn...
-
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam (Vinachem) được chuyển giao về “Siêu ủy ban” quản lý 2,3 triệu tỷ với con số lỗ lũy kế hơn 802 tỷ đồng, 4 dự án thua lỗ nghìn tỷ và khoản nợ khó đòi hơn 1.200 tỷ đồng với Đạm Ninh Bình. Đây sẽ là bài toán khó giải của "Siêu uỷ ban" quản lý 2,3 triệu tỷ và chủ tịch Nguyễn Hoàng Anh khi Vinachem chuyển về.
-
"Ôm" 4 Công ty thua lỗ nghìn tỷ là Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty CP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc; Công ty CP DAP – Vinachem; Công ty CP DAP số 2 – Vinachem, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đang phải "gánh" hơn 38 nghìn tỷ đồng khoản nợ phải trả và lỗ luỹ kế hơn 872 tỷ đồng.