Tát đìa ăn Tết
-
Trong các loại mắm sống ở miền Tây, nhất là mắm cá nước ngọt, mắm sặc được coi là “món độc” với dân nhậu. Gọi là “món độc” bởi vì mắm sặc đơn giản chỉ cần lấy trong khạp hay hũ ra là có thể ăn ngay được.
-
Khi cơn bấc ở lại sau lưng, cũng là lúc dân miền Tây bước vào “mùa tát đìa”. Có lẽ, hình ảnh những con người “chân lấm, tay bùn” - theo đúng nghĩa đen - hì hụp mò từng con cá luôn là một phần ký ức của miền sông nước dân dã.
-
Từ khoảng Rằm tháng Chạp âm lịch, người dân vùng giáp ranh các tỉnh Bạc Liêu - Kiên Giang - Hậu Giang lại rộn ràng tát đìa ăn Tết. Tiếng máy tát đìa giòn giã, tiếng mọi người hô vang khi bắt được cá bự... khiến cả xóm cùng vui. Đó cũng là cách ăn Tết riêng của người miền Tây, vẫn được giữ gìn từ xưa đến nay.
-
Khi con nước lũ theo chín nhánh sông trôi về biển cả cũng là lúc các loài cá hùa nhau tìm chỗ trú ở các đìa nước giữa đồng. Người dân quê khi ấy cũng chuẩn bị bước vào mùa tát đìa nhưng hào hứng nhất là những ngày cuối năm khi những con cá đủ lớn, đủ ngon để trở thành “nỗi nhớ” của quê hương.