Tây Sơn
-
Võ Đình Tú trúng đạn, nằm gục trên lưng ngựa. Ngựa hí một tiếng dài, nhảy khỏi chiến trường, chạy một mạch về quê hương ông ở Phú Phong. Đến nhà thì ngựa ngã lăn ra chết, còn Võ Đình Tú cũng đã lạnh hết chân, tay, nhưng ông đã vượt qua kiếp nạn thấp tử nhất sinh...
-
Một mình Võ Đình Tú có khả năng đánh cả hàng ngàn người. Bà Bùi Thị Xuân có tặng Võ Đình Tú một lá cờ đào thêu bốn chữ vàng "Thiết côn tướng quân”...
-
Võ Văn Dũng đến sống tại các làng người dân tộc vùng cao trước kia đã từng một thời hợp tác với nhà Tây Sơn, mong có ngày gầy dựng lại cơ đồ của nhà Tây Sơn.
-
Bùi Đắc Tuyên còn có ý đồ lật đổ vua Cảnh Thịnh, thanh trừng các công thần Tây Sơn và đưa con mình là Bùi Đắc Trụ lên làm vua. Cái kết cho kẻ lộng quyền này là bị Võ Văn Dũng hạ lệnh đóng cũi nhốt rồi đem dìm xuống sông Hương.
-
Trong những chiến công hiển hách của hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ có phần đóng góp to lớn của các danh tướng thời đó. Đặc biệt không thể không kể đến công lao của lực lượng kỵ binh thiện chiến do Đô đốc đại tướng quân Lý Văn Bưu chỉ huy và huấn luyện.
-
Năm 1795, dù đã cố can gián nhưng Ngô Văn Sở vẫn không ngăn được vua Quang Toản và Thái sư Bùi Đắc Tuyên hành hình tướng Lê Văn Hưng. Sau đó, Võ Văn Dũng bắt Bùi Đắc Tuyên, Bùi Đắc Trụ và Ngô Văn Sở khép tội mưu phản rồi đem đóng cũi dìm xuống sông Hương...
-
Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần rất đáng kể vào thắng lợi chung của quân đội Tây Sơn trong trận quyết chiến chiến lược Ngọc Hồi - Đống Đa lịch sử.
-
Do đi đường biển nên cánh quân của Đô đốc Nguyễn Văn Lộc đến trễ hơn dự tính vài ngày nhưng cánh quân của ông cũng đã kịp tiếp sức đánh một trận lớn ở Phượng Nhãn. Kết quả Tôn Sĩ Nghị chạy thẳng về Quảng Tây dưới trướng còn chừng 50 quân lính.
-
Khi Quang Trung lên ngôi làm vua, để tránh tên húy của vua Quang Trung là Nguyễn Quang Bình, các vùng đất có tên trùng với tên húy của Quang Trung đều được tay đổi tên gọi bằng một tên khác, từ đó tên của trấn Cao Bình được đổi thành trấn Cao Bằng và trở thành tên gọi chính thức từ đó đến nay.
-
Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối.