Tên lửa diệt hạm càng mạnh, tàu sân bay càng lỗi thời?

Mai Đại (theo NI) Thứ sáu, ngày 02/02/2018 20:00 PM (GMT+7)
Theo tạp chí National Interest, các vũ khí giá rẻ của Nga và Trung Quốc như tên lửa đối hạm hoặc chiến tranh mạng đang đe dọa quân đội phương Tây vốn thường dựa dẫm vào các khí tài đắt đỏ như tàu sân bay.
Bình luận 0

 “Trung Quốc và Nga dường như đang tập trung phần lớn nỗ lực của mình để ‘nắn gân’ các khí tài to lớn, đắt đỏ và rất ít ỏi của phương Tây”, 1 nghiên cứu mới được công bố của Tổ chức nghiên cứu quân sự Viện Dịch vụ Hoàng gia (RUSI, Anh) khẳng định.

“Chính bản thân các chính phủ phương Tây đã nhận ra vấn đề lệch cán cân tài chính trong các cuộc chiến bất đối xưng khi họ sử dụng một thứ vũ khí trị giá 70.000 USD, khai hỏa từ 1 máy bay mà mỗi giờ bay tốn 30.000 USD để phá hủy một chiếc Toyata giá trị có lẽ chỉ khoảng 10.000 USD”, báo cáo này chỉ ra. “Những loại tên lửa có giá dưới 642.000 USD/quả có thể vô hiệu hóa 1 tàu sân bay của Anh có giá 3,9 triệu USD, chưa nói đến việc đối phương phóng chùm 10 quả cũng chỉ mất chưa đến 5 triệu USD”.

img

Tàu sân bay lớp Nimitz USS Abraham Lincoln của Mỹ 

Theo National Interest, đây là 1 cái giá quá hời đối với những quốc gia có nền quân sự mỏng, tập trung vào nghệ thuật chiến tranh bất đối xứng. Hiện tại, những tên lửa hay virus máy tính mới hoàn toàn có khả năng phá hủy, hoặc ít nhất là vô hiệu hóa, những vũ khí đắt tiền có từ thời Chiến tranh Lạnh như tàu sân bay, xe tăng hoặc vệ tinh, hệ thống máy tính. Việc này khiến cho các quốc gia như Mỹ, Anh đang phải đau đầu tìm cách để các loại vũ khí cũ vừa phát huy được khả năng, vừa khó bị phá hủy hơn trước các loại vũ khí bất đối xứng.

Không chỉ có vậy, chiến lược của quân đội cũng là 1 yếu tố quyết định về vũ khí mà quân đội đó sử dụng. Cụ thể, lực lượng vũ trang Anh và Mỹ được biên chế thành các lực lượng viễn chinh hoặc lực lượng hỗ trợ đồng minh ở những khu vực rất xa còn quân đội Nga và Trung Quốc lại chọn những khu vực xung quanh biên giới của mình làm chiến trường chủ đạo. Chính yếu tố này đang làm Washington và London lãng phí nguồn lực, công nghệ quá mức cần thiết do các đơn vị không ở đúng chiến trường sở trường của mình, đặc biệt là các đơn vị phòng thủ.

img

“Sát thủ hàng không mẫu hạm” DF-21 của Trung Quốc có uy lực rất lớn mà giá thành thì lại rẻ hơn rất nhiều so với các tàu sân bay của Mỹ

Do đó, RUSI cho rằng nước Anh (và có thể là cả Mỹ) cần áp dụng cách tiếp cận 4 bước Khoan dung – Ưu đãi – Chuyển hóa – Loại bỏ. Theo đó, 3 bước đầu tiên sẽ tập trung vào việc duy trì khả năng của các vũ khí hiện tại, nâng cấp chúng sao cho phù hợp với các mối đe dọa tương lai và phát triển các công nghệ hoàn toàn mới.

Tuy nhiên, lựa chọn “Loại bỏ” – loại biên vũ khí không còn đáp ứng hiệu quả chiến đấu và quá đắt đỏ để nâng cấp – mới là khó khăn nhất. Báo cáo của RUSI không hề “chỉ mặt” bất kỳ loại khí tài nào nhưng theo National Interest, những chiếc tàu sân bay vốn là niềm tự hào của Hải quân Mỹ nói riêng và quân đội nước này nói chung sẽ đứng đầu danh sách “Loại bỏ”.

Dường như, lý do là những chiếc tàu này quá đắt đỏ, số lượng ít và là 1 mục tiêu “ngon lành” với các loại tên lửa đối hạm của Nga và Trung Quốc. Do đó, có lẽ Washington và London nên hướng tới những loại vũ khí mang tính “ngon, bổ, rẻ” theo cách mà Moscow và Bắc Kinh đang làm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem