Tham gia hiệp định CPTPP: Việt Nam sẽ có thêm nhiều việc làm mới

Tạ Nguyệt Chủ nhật, ngày 18/11/2018 05:44 AM (GMT+7)
Đầu tuần qua, Bộ LĐTBXH đã tổ chức tọa đàm với báo chí để thông tin về những cam kết chính về lao động của Việt Nam trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU. Theo đó bên cạnh những thách thức thì việc phê chuẩn CPTPP cùng các văn kiện liên quan đã mở ra nhiều cơ hội về việc làm mới cho lao động Việt Nam.
Bình luận 0

Ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ LĐTBXH) cho biết, đã có nhiều nghiên cứu của các viện nghiên cứu, tổ chức kinh tế, ngành, ngân hàng quốc tế khuyến nghị về sự tác động của các hiệp định với vấn đề lao động việc làm, phát triển kinh tế.

Tuy nhiên, việc đánh giá tác động là khó vì còn tuỳ thuộc vào giả thiết, kịch bản và khả năng đáp ứng của Việt Nam.

img

Doanh nghiệp sẽ bị tác động nếu không tuân thủ quy định lao động trong CPTPP (ảnh minh họa). Ảnh: T.N 

Theo ông Vinh, những ngành nghề chịu sự tác động mạnh nhất là sử dụng nhiều lao động tay nghề thấp như dệt may, da giày, chế biến thuỷ sản, đồ gỗ, lắp ráp điện tử...

“Song song đó là những thách thức bao gồm, sự phân hoá tiền lương lớn hơn, sự phân hoá diễn ra nhiều giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước, giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và lao động tay nghề thấp. Điều này đòi hỏi những chính sách về việc làm và an sinh xã hội phải kịp thời đáp ứng để tránh những hệ lụy” - ông Vinh phân tích.

Cũng theo ông Vinh, kết quả một số nghiên cứu, khảo sát doanh nghiệp về việc các doanh nghiệp đã chuẩn bị như thế nào trong quá trình chúng ta đàm phán cho thấy, các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sự nghiên cứu và chuẩn bị tốt hơn các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem