Thăm tàu sân bay xịn hơn cả tàu mạnh nhất hiện nay của Mỹ

Quang Minh - NI Thứ năm, ngày 13/07/2017 06:25 AM (GMT+7)
Hàng không mẫu hạm với lượng giãn nước 100.000 tấn sẽ được sử dụng trong thời gian tới và được đánh giá là trụ cột mới của hải quân Mỹ trong tương lai.
Bình luận 0

img

Tàu sân bay USS Gerald Ford neo đậu ở cảng.

Hải quân Mỹ sẽ chính thức sử dụng tàu sân bay thế hệ mới USS Gerald Ford vào ngày 22.7 tới. Đây được giới thiệu là tương lai của lực lượng hải quân và sẽ trang bị hiện đại nhất trong số các hàng không mẫu hạm hiện có.

Phóng viên tạp chí National Interest của Mỹ đã được tới thăm con tàu này trước khi nó chính thức hạ thủy. Tại cảng hải quân Norfolk, tàu USS Gerald Ford vẫn thể hiện được sự ấn tượng của mình khi đứng cạnh những người tiền nhiệm “cỡ khủng” như tàu sân bay USS George Washington hay tàu USS Eisenhower.

Tàu USS Gerald Ford mới tinh với lớp sơn màu vàng nhẹ bên ngoài mỏ neo. Một tấm phù hiệu danh dự báo hiệu con tàu này có số lượng thủy thủ nhiều kỉ lục. Để lên khoang tàu, phóng viên Dave Majumdar sử dụng thang cuốn. Tàu chiến lớp Nimitz mới này chỉ có hai khoang chứa máy bay, phù hợp hơn cho việc bảo trì.

Khi Dave bước vào trong tàu, điều ông ấn tượng nhất chính là dàn lạnh cực mát. Tàu USS Gerald Ford có thể sản sinh 9.900 tấn không khí mát giúp đảm bảo điều kiện tốt nhất cho trang thiết bị trong tàu cũng như các thủy thủ làm việc trong tình trạng ẩm ướt. Một điểm khác biệt quan trọng nhất của tàu chiến này là khả năng vận hành đáng tin cậy và ít phải sửa chữa. Theo tính toán, mỗi 12 năm tàu mới phải vào cảng đại tu một lần.

Khi bước vào khoang bên trong, con tàu này không hổ danh là sở hữu thiết bị kĩ thuật hiện đại bậc nhất của hải quân Mỹ, thậm chí hơn cả tàu khu trục tên lửa lớp Zumwalt mới nhất hiện nay. Hệ thống điều khiển và dẫn đường đều bằng kĩ thuật số và có màn hình cảm ứng.

img

Tàu sân bay USS Gerald Ford với lượng giãn nước lên tới 100.000 tấn.

Toàn bộ con tàu với lượng giãn nước 100.000 tấn này chủ yếu dựa vào tự động hóa, với tỉ lệ nhiều hơn bất kì tàu sân bay nào. Để đáp ứng nguồn điện cho tàu “hàng khủng”, USS Gerald Ford được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân, công suất gấp 3 lần lò phản ứng trên thế hệ cũ, tạo ra nhiều hơn 250% lượng điện.

Hệ thống kiểm soát bay cơ bản vẫn giống tàu sân bay lớp Nimitz truyền thống, theo đại úy Hải quân Jon Biehl. Ông nói rằng rất tự tin với hệ thống phóng máy bay mới trên tàu. “Nó chắc chắn sẽ thành công”, Jon nói.

Trong phòng Điều khiển Sàn tàu, Dave rất ngạc nhiên khi thấy bảng hiệu “Ouija” truyền thống vẫn được sử dụng. Đây là một bảng chứa các kí hiệu chỉ rõ vị trí và trạng thái của tàu trên biển. Dù đã được tự động hóa toàn bộ nhưng thủy thủ đoàn vẫn để bảng “Ouija” như một sự nhắc nhở quá khứ vàng son.

img

Tàu sân bay lớp Nimitz rẽ sóng trên đại dương.

Trên boong tàu, Dave cho biết phần cất hạ cánh dành cho máy bay đã được thiết kế lại để rộng hơn phiên bản cũ. Đường băng dài 337 mét và đủ lớn cho mọi loại máy bay cất cánh dễ dàng. Hệ thống phóng máy bay cũng được thay thế bằng thiết bị phóng điện từ (EMALS) và hệ thống tiếp đất tiên tiến (AAG). Tàu USS Gerald Ford trang bị 40 trạm nhiên liệu và cải thiện số lần cất cánh lên hơn 25% so với người tiền nhiệm.

Thuyền trưởng Rick McCormack, chỉ huy tàu USS Gerald Ford nói rằng ông đang rất háo hức tới ngày được sử dụng con tàu trên biển. “Là một chỉ huy tàu sân bay, tôi chỉ muốn ra khơi càng nhanh càng tốt”, Rick nói.

Lần hiếm hoi thế giới được nhìn thấy tàu sân bay TQ

Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang hải quân nên tàu sân bay được xem là một phần không thể thiếu để tăng cường sức...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem