Ông xuất thân từ một gia đình giàu có có ở thôn Phú Phong, huyện Tuy Viễn, phủ Quy Nhơn (nay thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Lúc 14 tuổi, ông được một vị tu sĩ bí ẩn bắt cóc, 10 năm sau ông trở về với cơ bắp vạm vỡ, tài xuất côn điêu luyện, binh pháp tinh thông.
Ông gia nhập Tây Sơn qua lời giới thiệu của tướng quân Võ Văn Dũng. Ông còn được biết đến bởi tài nghệ sử dụng côn “như thần” nên có danh gọi là “Côn Thần Võ Đình Tú” hay còn có biết đến mức dù mưa tên cũng không phạm được vào người ông.
Cảnh vẽ lại ông đã múa côn đỡ gạt mưa tên của quân Nguyễn Ánh khi quân đội của ông bị tấn công.
Theo quyển Nhà Tây Sơn viết: “Võ Ðình Tú đi kinh lý Phú Yên được tin quân Nguyễn Phúc Ánh đổ bộ Quy Nhơn, vội kéo quân về, đi thẳng lên Cần Úc đánh quân Võ Tánh. Hai bên kịch chiến suốt hai ngày đêm, Võ Tánh trá bại, Nguyễn Huỳnh Đức phục binh trên núi với cung tên và súng đạn. Võ Ðình Tú bị mắc mưu giục quân đuổi theo. Tên trên núi bắn xuống như mưa, chen vào những tiếng súng nổ. Quân Tây Sơn bị trúng tên lớp chết lớp bỏ chạy. Ðình Tú tả xung hữu đột, cây thiết côn gạt phăng bao nhiều mũi tên bắn vun vút vào người và ngựa“.
Ảnh minh họa
Tương truyền, cây ngân côn của tướng quân Đình Tú có màu trắng sáng bởi được rèn bằng bạch thiết, rất chắc và khá nặng, phải đến 2 người mới khiêng nổi. Ngân côn và thiết côn chỉ lớn bằng cổ tay, dài quá đầu, song rất nặng. Khi lâm trận, côn múa lên, ngân côn tạo thành đạo bạch quang, thiết côn tạo nên luồng hắc quang. Đường côn đi đến đâu, vũ khí của đối phương văng lên tứ phía, người ngã rạp như rạ gặp bão.
PV (VoThuat.vn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.