Là vị vua tuổi trẻ tài cao, Khang Hi (tên gọi Huyền Diệp, con trai của vua Thuận Trị) sớm muốn đích thân chấp chính mặc dù trong triều đình có nhiều thế lực lớn điển hình là Ngao Bái.
Vào thời điểm đó, vua Khang Hi buộc phải kết hôn trước, bởi hôn nhân chứng minh bản thân đã trưởng thành và có thể đảm nhận một vai trò lớn.
Vì vậy, khi bắt đầu nhận thức được triều cục, Khang Hi đã Hi vọng có thể sớm thành thân, để giành lại đại quyền. Hôn nhân của Hoàng đế là đại sự của cả một vương triều, trước đại hỷ, hoàng thất sẽ chọn một nữ tử cùng trang lứa đến bầu bạn với Khang Hi để làm quen với cuộc sống sau khi thành thân.
Lúc ấy, một bé gái 10 tuổi được lựa chọn, cô bé có đôi mắt to tròn thông minh lanh lợi xuất thân quyền quý - Vinh phi Mã Giai thị.
Gia thế của Mã Giai Thị tương đối nổi bật, cô bé là người Mãn Châu Chính Hoàng Kỳ, con gái của Viên ngoại lang Cái Sơn, một đại thần trong triều. Mặc dù xuất thân danh giá, nhưng để trở thành Hoàng hậu thì vẫn chưa đủ điều kiện. Bởi vậy Mã Giai thị chỉ có thể bầu bạn với hoàng đế.
Khang Hi vô cùng sủng ái Mã Giai thị, yêu thương nhất hậu cung, bà được hưởng mọi đặc ân mà quý phi được hưởng. 4 năm sau Mã Giai Thị hạ sinh Hoàng trưởng tử Thừa Thụy.
Mặc dù Vinh phi sinh hạ 6 người con (4 hoàng tử, 2 công chúa) trong đời, nhưng có thể khôn lớn trưởng thành chỉ có Cô Luân Vinh Công chúa và con trai út Hoàng tử Dận Chỉ.
Vào năm Khang Hi thứ 16 (1677), sau khi hạ sinh cậu trai út, Mã Giai Thị được sắc phong làm Vinh Tần, 4 năm sau, bà được tấn phong Vinh phi. Lúc này, bà đã là một phi tần có địa vị tương đối cao trong hậu cung.
Người con nhỏ nhất là Hoàng tử Dận Chỉ từ nhỏ đã biểu hiện thông minh kiệt xuất, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, nhưng trong một lần đoạt đích đã đắc tội với Hoàng tứ tử, cũng chính là người kế vị sau này - Ung Chính. Năm Ung Chính thứ 10 (1732), Dận Chỉ bị Hoàng đế giảm lỏng và qua đời, lúc này Vinh Phi Mã Giai Thị cũng đã bệnh mất.
Người con duy nhất của Vinh Phi có thể sống đến khi đầu bạc là Cố Luân Vinh Hiến công chúa, người lớn nhất trong số các công chúa của Hoàng đế Khang Hi, được ông vô cùng yêu quý.
Thậm chí, Vinh Hiến Công chúa còn được Khang Hi tấn phong danh hiệu Cố Luân, "Cố Luân" trong tiếng Mãn có nghĩa là "Thiên hạ, quốc gia, tôn quý". Những tước hiệu mà nhị công chúa có trước đó đều là những tước vị cao nhất dành cho công chúa thời nhà Thanh, và chỉ dành cho những công chúa do hoàng hậu sinh ra mới được phong, do vậy đủ thấy tình yêu mà Khang Hi dành cho công chúa lớn thế nào. Cố Luân Vinh Hiến công chúa mất vào năm Ung Chính thứ 6, thọ 56 tuổi.
Nếu con của nàng đều khỏe mạnh trưởng thành thì địa vị trong hậu cung của nàng không phải tầm thường. Nhưng không hiểu nguyên nhân gì mà sau 20 năm ở bên Khang Hi nàng không được tấn phong nữa.
Có lẽ là do cuộc đời nàng quá nhiều bất hạnh, nên nàng có thể nhìn thấu mọi đấu đá chốn hậu cung. Trải qua bao đau đớn, tính cách nàng cũng thay đổi. Nàng bình thản hơn, không muốn bon chen tranh giành.
Trong suốt cuộc đời của Mã Giai Thị, tuy là người đến với Khang Hi sớm nhất, được Hoàng đế đặc biệt sủng ái nhưng địa vị trong hậu cung về sau lại thấp nhất. Nếu 4 người con trai của bà còn sống, hẳn cuộc đời Vinh phi sẽ có nhiều khác biệt.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.