Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 17/5, tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh, Sở Y tế tỉnh phối hợp với Hội Vận động hiến tặng mô, tạng Việt Nam và Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia tổ chức Lễ phát động phong trào đăng ký hiến tặng mô, hiến mô tạng tại tỉnh Quảng Ninh và công bố Quyết định thành lập Chi hội vận động hiến mô và cơ thể người Việt Nam địa phương này.
Tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, Chủ tịch Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết chia sẻ, tại Việt Nam có hàng nghìn người sống mòn mỏi, chờ có tạng để ghép. Việt Nam cũng đã làm chủ kỹ thuật ghép tạng, có thể cứu sống nhiều người.
Tuy nhiên, hiện nay nguồn tạng từ người cho chết não thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Nhiều người chết não vì tai nạn giao thông hay bệnh lý nhưng không tận dụng được nguồn tạng này.
"Để người dân hiểu thêm về nghĩa cử hiến tạng và người bệnh có thêm nguồn tạng tiếp nối thêm sự sống cần phải có đội ngũ những người vận động được đào tạo về chuyên môn, tâm lý... Việc thành lập Chi hội Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại tỉnh Quảng Ninh sẽ là khởi đầu cho phong trào hiến tạng trên cả nước ngày càng phát triển", bà Tiến nhấn mạnh.
TS Nguyễn Trọng Diện, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh cũng chia sẻ, tại Việt Nam hiện nay, hàng trăm nghìn người cần được ghép tạng và mỗi ngày, trung bình có 30 người chết vì thiếu nguồn tạng ghép.
Một năm ghép khoảng 1000 ca. Việc hiến tạng tại nước ta hiện chủ yếu từ người sống cho người cần tạng. Điều này hoàn toàn đi trái ngược với thông lệ quốc tế bởi như thế sẽ làm người khỏe mạnh bị yếu đi.
Hiện, cả nước mới có 80,000 người đã đăng ký hiến mô tạng khi chết não, một con số được đánh giá đang thấp nhất thế giới.
Ngay tại Quảng Ninh cũng có 1000 người bị suy thận đang phải lọc máu chu kỳ tại các bệnh viện y tế trên toàn tỉnh, trong đó có 30% trong số này suy thận mạn giai đoạn 3, 4 và cần được ghép thận. Việc tìm nguồn thận ghép luôn là nỗi mong mỏi của hàng nghìn người bệnh, gia đình bệnh nhân.
"Hôm nay lễ trao quyết định hiến mô tạng , cơ thể người tại tỉnh Quảng Ninh đã đánh dấu mốc quan trọng trong công tác tư vấn vận động hiến mô tạng của ngành y tế trên địa bàn", TS Diện nhấn mạnh.
Với thông điệp “Cho đi là còn mãi…”, ngành Y tế Quảng Ninh từ sớm đã chủ động tham gia vào mạng lưới hiến, ghép tạng quốc gia.
Từ năm 2018, ngành đã xây dựng lộ trình chuẩn bị cả về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật, hướng đến mục tiêu hiến ghép mô tạng, bộ phận cơ thể người tại các bệnh viện tuyến tỉnh.
Bước đầu, Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh có 47 hội viên chính thức là lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo các bệnh viện, trung tâm y tế và sẽ tiếp tục được phát triển các hội viên đến từ các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau trong xã hội.
Chi hội cũng đã có Tổ tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người hoạt động thường xuyên tại Phòng tư vấn, vận động hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người, có địa chỉ tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Ngay sau khi thành lập, Chi hội Hội vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh đã tổ chức phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người tại Quảng Ninh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.