Thành Thành Công muốn thâu tóm mọi ngóc ngách ngành đường

Nguyên Vỹ Thứ sáu, ngày 26/05/2017 10:59 AM (GMT+7)
Công ty CP Đường Biên Hòa, mảnh ghép thứ hai trên thị trường mía đường chính thức thông qua phương án sáp nhập sáng nay (26.6).
Bình luận 0

Đây là Đại hội đồng cổ đông bất thường niên độ 2016 – 2017 của Công ty CP đường Biên Hòa (BHS) tiếp nối chuỗi hoạt động sáp nhập hôm 25.5 tại Công ty CP Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTSC) cùng thuộc tập đoàn TTC Group.

img

Công ty CP Đường Biên Hòa có lịch sử gần 50 năm hoạt động

Tên gọi mới sau sáp nhập dự kiến là Công ty TNHH Một Thành Viên Đường TTC Biên Hòa – Đồng Nai, với vốn điều lệ đăng ký gần 3.000 tỷ đồng.

Hiện BHS có tổng số 7.262 cổ đông. Việc hoán đổi cổ phiếu sẽ được thực hiện bằng cách TTSC phát hành thêm cổ phiếu SBT để hoán đổi toàn bộ cổ phiếu BHS đang lưu hành. Dự kiến việc hoán đổi sẽ được thực hiện trong vòng 90 ngày.

Theo dự thảo hợp đồng sáp nhập, TTCS phát hành thêm cổ phần phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần) để hoán đổi lấy toàn bộ gần 300 triệu cổ phần phổ thông của BHS theo tỷ lệ 1:1,02.

img

Công nghệ sản xuất hiện đại là một trong các thế mạnh của BHS

Tại phiên thảo luận, các câu hỏi của cổ đông tập trung vào các nhóm chính: mục đích và quyền lợi của cổ đông sau sáp nhập, thị trường đường tiềm năng...

Bà Trần Quế Trang, Tổng Giám đốc BHS cho biết với lịch sử hoạt động gần 50 năm, BHS được coi là đơn vị bán lẻ hàng đầu trong ngành mía đường Việt Nam.

BHS mạnh về hệ thống bán lẻ, kho vận, vùng nguyên liệu mía lớn. TTCS có thế mạnh công nghệ, phương thức tổ chức quản lý sản xuất, phân phối thị trường nước ngoài. 

“Sau sáp nhập, hiệu quả tổ chức lại cơ cấu sẽ giúp đơn vị tiệm cận tốt hơn khả năng cạnh tranh với các nước lớn trên thế giới”, bà Trang nói.

Cụ thể, vốn chủ sở hữu sau sáp nhập lên gần 7.000 tỷ đồng; Tập đoàn TTC sở hữu 8 nhà máy, công suất 30.000 tấn/ngày tạo thuận lợi trong đồng bộ hóa triển khai cơ giới hóa, làm gảm giá thành sản phẩm. Doanh thu thuần 2017 – 2018 ước đạt 3.353 tỷ đồng.

img

Vùng nguyên liệu mía sau sáp nhập dự kiến sẽ còn tăng hơn nữa từ việc đầu tư vào vùng trồng tại Lào của Hoàng Anh Gia Lai

Ông Võ Thành Trung, đại diện Công ty chứng khoán Bảo Việt, đơn vị tư vấn sáp nhập đánh giá việc sáp nhập tạo thành một công ty lớn của BHS và TTCS sẽ dễ huy động vốn hơn ở các tổ chức tài chính, thu hút nhiều hơn các chủ đầu tư.

“BHS vẫn luôn tự chủ động và cân bằng được sản xuất dù giá thị trường bất thường. Việc hợp tác sẽ cân bằng các kênh kênh phân phối, ổn định rủi ro cho thị trường đầu ra và xuất khẩu. Hai thương hiệu này là 2 mảnh ghép tạo thành 1 thế lực mới trên thị trường”, ông Trung phân tích.

Đánh giá tín hiệu từ thị trường thị trường cổ phiếu, bà Trang cho biết 2 cổ phiếu của 2 công ty đang diễn biến tốt và đang tiếp tục tăng lên gần mức 30.000 đồng/CP.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem