Khi thấy con khóc, cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao con khóc. Nguyên nhân có thể do đói, mệt mỏi, khó chịu... Cách tốt nhất để ngăn trẻ tiếp tục gào khóc là bình tĩnh và an ủi đứa trẻ bằng cách tìm được nguyên nhân gây khóc.
Cha mẹ cũng nên dạy con cách dùng những từ ngữ đơn giản để mô tả cảm xúc. Sau khi con lên tiếng về nguyên nhân khiến mình khóc hãy khen con vì đã nói lên được điều đó. Cha mẹ cần biết hành động khóc cũng như tức giận hay cười lớn, không phải điều gì xấu hay sai trái.
Đừng đánh lạc hướng con khỏi cảm xúc của trẻ
Cha mẹ thường cố gắng chuyển hướng sự chú ý của con đến đồ chơi thú nhồi bông yêu thích hay một bộ phim mà trẻ thích. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng nên để con tự điều chỉnh cảm xúc hơn là tìm cách phân tâm trẻ như vậy.
Đừng hỏi quá nhiều câu hỏi
Con bạn đang khóc có nghĩa trẻ đang gắn với cảm xúc mà bản thân đang cảm nhận. Việc đặt cho con nhiều con hỏi sẽ càng khiến cho trẻ căng thẳng và chán nản.
Đừng đổ lỗi cho con
Cha mẹ nên kiềm chế việc khiến con ngừng khóc bằng cách đổ lỗi cho con. Thay vào đó, cha mẹ nên lắng nghe cảm xúc và suy nghĩ của con.
Đừng la hét
Đồng cảm với con sẽ tốt hơn là la hét để con ngừng khóc. Bên cạnh việc chú ý đến cách nói chuyện, từ ngữ bạn dùng khi an ủi con cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên dùng kiểu từ ngữ cho thấy sự đồng cảm, nhận ra cảm xúc của con khi khóc, cho thấy cha mẹ hiểu những gì con đang trải qua.
Bạn có thể nói gì khi con khóc?
1. "Khóc là chuyện bình thường mà"
2. "Buồn là chuyện bình thường mà".
3. "Con có muốn nói cho cha/mẹ nguyên nhân vì sao con khóc không?"
4. "Con nói đúng, điều này thật không công bằng".
5. "Cha/mẹ cũng thấy không công bằng cho con".
6. "Cha/mẹ nghe con nói"
7. "Cha/mẹ đang lắng nghe con".
8. "Cha/mẹ đây rồi", "Cha/mẹ muốn ở đây với con".
9."Cha/mẹ sẽ giúp con giải quyết".
10. "Con biết con có thể tìm đến cha/mẹ khi con sẵn sàng chia sẻ chứ".
Trước 9 tuổi, trẻ cần học hỏi những kỹ năng sống cơ bản và tự làm một số việc để dần hình thành...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.