Thị trấn An Châu

  • Ven Quốc lộ 91 có một khu vườn khá rộng (tại thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), trở thành nơi lý tưởng cho đàn chim, đàn cò hoang dã bay về trú ngụ. “Hồi trước, vườn vắng lắm, tôi được anh Năm cho ở đậu tới giờ. Thật lạ, từ khi tôi giữ vườn thì đàn chim, cò bỗng nhiên bay tới rần rần...".
  • Không còn là phế phẩm nông nghiệp bỏ đi sau vụ mùa thu hoạch, gây ô nhiễm môi trường, càng ngày rơm rạ càng thể hiện được lợi ích của mình. Rơm rạ sử dụng để trồng nấm, làm phân bón hữu cơ cho đất…Ngay cả lượng rơm rạ sau thu hoạch nấm rơm còn được nông dân tận dụng để trồng hoa, trồng cây cảnh...
  • Nhiều năm làm tài xế nhưng bệnh nghề nghiệp buộc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (ngụ ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, An Giang) phải tìm hướng đi mới cho cuộc đời. Gần 3 năm trước, con cà cuống đến với anh Lăng như một cơ duyên để rồi giờ đây cà cuống giúp anh kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
  • Ngư dân giăng lưới đêm trên sông Hậu (đoạn chảy qua huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) bắt dính nhiều cá cóc, loại từ 1-3kg/con. Hiện nay, cá cóc- loài thủy sản nước ngọt này được xem là đặc sản, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá cóc được các quán ăn, nhà hàng thu mua mạnh nên có giá dao động từ 130.000- 200.000 đồng/kg (loại trên 1kg/con).
  • Làng nghề rập chuột ở thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang ngoài sản phẩm chính rập chuột còn sản xuất các sản phẩm khác như: rập rắn, rập ếch, lồng nuôi gà… Sản phẩm của làng nghề khi sản xuất ra luôn đảm bảo chất lượng, bền, mẫu mã đẹp nên được thị trường đón nhận nhiệt tình. Hiện nay, mỗi rập chuột giá dao động từ 3.000 - 10.000 đồng. Bình quân mỗi lao động trong làng nghề có thu nhập từ 70.000 - 200.000 đồng/ngày.