Để phục vụ tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội, cuối năm 2016, thành phố đã đánh chuyển hơn 100 cây xà cừ cổ thụ, một số cây phượng vĩ trên đường Kim Mã về vườn ươm Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội)
Theo nghi nhận của phóng viên, sau gần một năm được ươm trồng, hơn 100 cây xà cừ đã ra lá xanh tươi tốt
Tỷ lệ cây phục hồi, sinh trưởng tại vườn ươm đạt trên 95%
Ngay sau khi được chuyển về vườn ươm, thân cây được che chắn bằng rơm và bao tải nhằm giảm thiểu sự thoát nước cũng như bảo vệ trước ánh nắng mặt trời
Rơm rạ, bao tải được bọc như một lớp áo bảo vệ từ gốc đến ngọn cây. Mỗi cây được giữ bởi những cọc gỗ bao quanh tứ phía
Gốc cây được đắp một lớp đất dinh dưỡng, kích thích rễ phát triển, và giữ cho cây không bị rung lắc khi gió mạnh
Những cây sinh trưởng tốt, trong tương lai Hà Nội sẽ tái sử dụng trên các đường vành đai, trong các khu đô thị. Đơn giá chặt hạ một cây xà cừ có đường kính 1,2m là 35 triệu đồng, nếu đánh chuyển và chăm sóc, chi phí có thể từ 50 – 60 triệu đồng mỗi cây
Trước đó, để phục vụ tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, hàng trăm cây xà cừ cổ thụ và nhiều loại cây khác trên một số tuyến đường của Hà Nội như đường Nguyễn Trãi, Trần Phú, đường Láng… cũng bị chặt hạ, di chuyển về vườn ươm Yên Sở (Hoàng Mai)
Theo ghi nhận của phóng viên, tỷ lệ cây phục hồi đạt 70%. Nhiều cây xà cừ cổ thụ đã ra lá xanh tươi tốt. Tuy nhiên, một số cây chết khô, không mọc nhánh
Ông Nguyễn Đức Mạnh, trưởng phòng kế hoạch Công ty TNHH MTV cây xanh Hà Nội cho biết, các cây về vườn ươm được chăm sóc cẩn thận, tuy nhiên hầu hết các cây được đánh chuyển trong đô thị nên tỷ lệ chết không thể tránh khỏi
"Những cây chết sẽ được công ty báo cáo lên Sở Xây dựng, Sở Tài chính để thu hồi và bán đấu giá", ông Mạnh cho biết thêm.
Theo ông Mạnh, những cây sống sót sẽ được trồng lại ở những địa điểm thích hợp trong đô thị theo chỉ thị của thành phố.
Sau một thời gian cắt tỉa cành và di chuyển, hàng cây cổ thụ trên đường Kim Mã đã được di dời thành công về vườn...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.