Quả quýt không mấy xa lạ với người Việt. Nhưng sau khi ăn quả quýt, phần vỏ thường bị bỏ đi. Trong khi đó, có những nơi người ta lấy vỏ quýt để phơi khô dùng trong y học và nấu ăn.
Ở Trung Quốc, vỏ quýt khô được gọi là Chenpi. Các nghiên cứu cho hay, vỏ quýt khô được dùng để điều trị ho, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, cải thiện tiêu hóa...
Nơi có vỏ quýt khô nổi tiếng ở Trung Quốc là Xinhu (Quảng Đông, Trung Quốc).
Sau khi thu hoạch, quả quýt được rửa sạch rồi lau khô nước, dùng dao tách vỏ cẩn thận, phơi dưới ánh nắng mặt trời để vỏ quýt khô tự nhiên.
Vỏ quýt đã được phơi khô sẽ được cất ở nơi khô ráo hoặc cũng có thể cho vào dụng cụ cất trữ rồi đậy kín tránh nấm mốc.
Sau vài năm, vỏ quýt khô đi sẽ tạo thành một sản phẩm vỏ mới.
Vỏ quýt để càng lâu thì thành phần dầu trong vỏ quýt sẽ giảm, hàm lượng flavonoid tăng lên. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng tốt với sức khỏe.
Thậm chí, từng có vỏ quýt để 73 năm được lấy từ quýt trồng tại Xinhu (Quảng Đông, Trung Quốc) được bán đầu giá, có người mua ở mức 7.700 USD/50g (~179 triệu đồng/50g).
Có thông tin cho hay, theo dữ liệu cuối năm 2014, sản phẩm vỏ quýt khô Xinhui 10 năm tuổi có giá 600-800 đô la Hong Kong/kg (~1,77 triệu đồng - 2,37 triệu đồng), còn vỏ quýt 20 ănm tuổi có thể có giá 24.000 nhân dân tệ/kg (~78 triệu đồng/kg), thậm chí có sản phẩm lâu năm còn đắt hơn.
Trên các trang thương mại điện tử lớn cũng bán vỏ quýt được phơi khô với mức giá không rẻ.
Cụ thể, trên trang Amazon có sản phẩm được rao với giá 2,57 USD/28g (~60.000 đồng/28g) tức khoảng 200.000 đồng/lạng hay 2 triệu đồng/kg.
Cách đây không lâu, một số tờ báo đưa thông tin về việc người Việt mua vỏ quýt khô để 6 năm mới đem ra bán với giá 6 triệu đồng/kg.
Ngoài flavonoid, trong vỏ quýt còn chứa nobiletin có tác dụng tốt với sức khỏe. Nồng độ của chất này trong vỏ cao hơn trong nước ép.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.