Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu

Thứ tư, ngày 09/06/2021 06:22 AM (GMT+7)
Mùa gió chướng, sứa từ biển theo con nước vào vùng nước lợ ở đầm phá Tam Giang cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm.
Bình luận 0
Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu - Ảnh 1.

Mùa khai thác, chế biến sứa trên Phá Tam Giang.

Những ngư dân của làng Ngư Mỹ Thạnh - một làng chài nằm ven đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế) đang vào mùa đánh bắt sứa. Mùa khai thác, chế biến sứa - loại hải sản được xem là “lộc biển” đã mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nơi đây.

Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu - Ảnh 2.

Ngưa dân vào mùa bắt sứa.

Phá Tam Giang là nơi ba con sông Bồ, sông Hương, sông Ô Lâu hợp thành vùng đầm phá rộng lớn nhất ở Đông Nam Á với hơn 22.000 hecta. Khi mùa gió chướng bắt đầu, sứa từ biển theo con nước vào vùng nước lợ ở đầm phá Tam Giang. Sứa mắc vào lưới đáy, hay bơi lững lờ trên mặt nước cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm đầy hứng khởi. Từ tháng 3 - 5 âm lịch là mùa sứa sinh sản cũng là chính vụ ngư dân đánh bắt. Sứa kết thành từng mảng lớn trôi dạt trên mặt nước nên việc khai thác khá dễ dàng. Mùa sứa chỉ kéo dài vài tháng nên phải tranh thủ thời gian khai thác. Công việc này khá vất vả, nhưng mỗi chuyến đi bắt sứa ngư dân sẽ có ngay tiền triệu.

Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu - Ảnh 3.

Sứa vớt được đổ đầy vào thùng.

Từng con sứa nổi lên, ngoe nguẩy bơi trên mặt nước, sau một hồi quấy hồ. Người dùng tay, người dùng vợt, người dùng lưới mắt nhỏ cứ thế sứa được vớt lên, đựng đầy bao mang về. Sứa ở Phá Tam Giang to như cái thúng, vỏ lốm đốm đỏ, mềm mềm như trái bong bóng, ngư dân kéo lưới đáy lên và lôi từng con sứa ra ngoài, chất lên ghe, sứa nhiều đến độ chất đầy ghe không còn chỗ chứa.

Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu - Ảnh 4.

Thành quả sau một giờ bắt sứa.

Theo kinh nghiệm của ngư dân làng chài, con sứa thường nổi nhiều vào buổi sáng sớm, khi nước thủy triều đang dâng lên, nhất là những ngày thời tiết mây mù, ít nắng. Tuổi thọ của loài sứa, vì thế cũng chỉ kéo dài trong mùa giêng hai. Qua mùa nắng nóng, sứa tự biến mất nên việc thu hoạch “lộc trời” vỏn vẹn khoảng hai, ba tháng.

Chỉ với con dao nhỏ, sứa được xả thịt, bỏ hết lớp vỏ ngoài và phần ruột vẫn còn dính vài con cá nhỏ bị sứa nuốt trọn chưa tiêu hết. Phần thịt trong nhất, chắc nhất nằm ở giữa con sứa áng chừng cỡ 1kg được giữ lại. Sứa có thể chế biến được nhiều món như gỏi sứa, bún sứa, riêng với món sứa tươi ăn sống, để đượm thêm nhiều dư vị, có thể dùng kèm với mắm ớt tỏi, hoặc mắm ruốc Huế.

Thừa Thiên Huế: Dân ra phá vớt loài to như cái thúng nổi lềnh phềnh chất đầy ghe trên mặt nước thu tiền triệu - Ảnh 5.

Những thân sứa đã được làm sạch.

Những năm gần đây, người dân ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho ngư dân. Mùa sứa về những chuyến ghe xuôi ngược, trên khoang từng bao sứa được chất đầy chuẩn bị mang ra chợ bán. Nụ cười ngư dân giòn tan theo mùa sứa ven sông.


Minh Ngọc (Tạp chí Thời Đại)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem