Lưu vực sông Mekong đang đối diện với thách thức lớn dưới áp lực về tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế, các hoạt động phát triển đang gia tăng mạnh mẽ,...
Bao gồm: Phát triển thủy điện, các dự án lấy nước phục vụ tưới, các hoạt động nuôi trồng đánh bắt thủy sản, giao thông thủy…
Đánh giá trên được đưa ra tại Hội nghị “Hợp tác vì an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực ở lưu vực sông xuyên biên giới trong bối cảnh biến đổi khí hậu” tại TP.HCM vào hôm qua (3.4).
Theo đánh giá, sông Mekong đã trở thành một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới về “phát triển thủy điện”. Hơn 3.235 MW công suất thủy điện đã được lắp đặt chủ yếu trên các hệ thống sông nhánh của lưu vực sông Mekong (LMB) trong 20 năm qua. Các dự án với tổng công suất khoảng 3.209 MW đang được xây dựng trên các sông nhánh.
Trong khi đó, 11 dự án thủy điện tiềm năng trên dòng chính Mekong nằm trên lãnh thổ Lào, biên giới Lào - Thái Lan, Campuchia đang trong giai đoạn nghiên cứu của các nhà đầu tư theo các thỏa thuận đã ký kết các nước thành viên của Ủy hội sông Mekong quốc tế (MRC).
Theo ông Trần Văn Chung - đại diện Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước, nếu các nước cứ tiếp tục xây dựng thủy điện trên dòng sông Mekong thì tự các nước lưu vực sông Mekong gây áp lực lên chính mình chứ không chờ đến biến đổi khí hậu. Trong khi đó, hiện có hơn 12.500 công trình thủy lợi được xây dựng ở hạ lưu sông Mekong để tưới tiêu…
Vui lòng nhập nội dung bình luận.