Theo đó, thủy phi cơ AG600 được mệnh danh là "Rồng khổng lồ" của Trung Quốc cất cánh từ sân bay Chu Hải và có chuyến bay kéo dài khoảng một tiếng. Người đứng đầu nhóm thiết kế AG600 Hoàng Lĩnh Tài nhấn mạnh, “chuyến bay thành công đầu tiên của máy bay này đưa Trung Quốc lọt vào danh sách số ít quốc gia trên thế giới có khả năng phát triển một thủy phi cơ cỡ lớn”.
Trong khi đó, hãng thông tấn Tân Hoa xã ca ngợi, chiếc thủy phi cơ này là "linh hồn bảo vệ biển, hải đảo và các rạn san hô" của Trung Quốc.
Theo truyền thông Trung Quốc, AG600 do Tập đoàn Công nghiệp Hàng không (AVIC) nghiên cứu và chế tạo trong 8 năm với kích cỡ tương đương một chiếc máy bay Boeing 737.
Thủy phi cơ này được trang bị 4 động cơ và có khả năng chuyên chở 50 người trong các cuộc tìm kiếm, cứu hộ trên biển. Nó cũng có thể hút 12 tấn nước trong 20 giây nhằm triển khai các cuộc cứu hộ cháy rừng.
Máy bay có khả năng bay xa 4.500 km và cất cánh với trọng lượng tối đa 53,5 tấn. Các cơ quan trong chính phủ Trung Quốc đã đặt hàng 17 chiếc nhằm sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.
AG600 được thiết kế cho nhiệm vụ chữa cháy trên không, cứu nạn hàng hải, giám sát và bảo vệ môi trường biển. Tuy nhiên, theo CNBC, truyền thông Trung Quốc đã lưu ý về việc AG600 có thể được sử dụng ở Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước láng giềng.
Tờ China Daily dẫn lời Hoàng Lĩnh Tài, người đứng đầu nhóm thiết kế AG600 cho biết, AG600 có thể thực hiện các chuyến đi vòng quanh mà không cần tiếp nhiên liệu từ đảo Hải Nam ở phía Nam đến bãi cạn James Shoal gần bờ biển Malaysia.
Trung Quốc hiện đang ra sức hiện đại hoá quân sự, từ việc thử nghiệm các tên lửa chống vệ tinh, chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình cho đến đóng tàu sân bay nội địa...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.