Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ

Thứ năm, ngày 22/07/2021 18:32 PM (GMT+7)
Trong quá khứ, Không quân Nhân dân Việt Nam từng sở hữu một loại thủy phi cơ được mệnh danh là "sát thủ tàu ngầm". Đáng tiếc là tới nay, toàn bộ các thủy phi cơ này đều đã bị loại biên do hết niên hạn.
Bình luận 0
Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 1.

Một điều ít ai biết được đó là trong quá khứ, Không quân Việt Nam từng sở hữu máy bay thủy phi cơ, chuyên làm nhiệm vụ săn ngầm. Đây là loại thủy phi cơ Beriev Be-12 do Liên Xô sản xuất.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 2.

Từ tháng 4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân đã quyết định điều động toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 thuộc Trung đoàn 925 từ chiến trường Tây Nam về nước để tham gia huấn luyện chuyển loại.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 3.

Sang tới năm 1981, 4 chiếc thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía ta. Cùng với thời điểm này, 15 trực thăng săn ngầm Ka-25 cũng được nước bạn chuyển sang Việt Nam.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 4.

Với hai loại vũ khí săn ngầm vào hàng hiện đại bậc nhất thời điểm đó, khả năng tác chiến chống ngầm của quân đội Việt Nam, đã được nâng lên một tầm cao mới chỉ sau một thời gian ngắn.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 5.

Thủy phi cơ Be-12 có tên gọi đầy đủ là Beriev Be-12 Chayka. Đây là loại thủy phi cơ chống ngầm do phòng thiết kế Beriev của Liên Xô phát triển từ cuối những năm 50.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 6.

Để tối ưu hóa khả năng bay biển, thiết kế của Beriev Be-12 có phần khá kỳ dị với phần cánh được làm theo hình mũ. Nhìn từ xa, có thể thấy Be-12 có nét tương tự như một chú chim hải âu.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 7.

Phía đầu cánh của thủy phi cơ Be-12 được trang bị hai chiếc phao đối xứng nhau, cho phép loại máy bay này có thể hạ cánh và ổn định thăng bằng dưới nước.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 8.

Phần bụng của phi cơ cũng có thiết kế như bụng tàu thủy, nhằm giảm tối đa lực cản của nước, cho phép chiếc máy bay lướt đi trên mặt biển khi cất - hạ cánh một cách dễ dàng.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 9.

Ngoài nhiệm vụ săn ngầm, Beriev Be-12 còn rất thích hợp với nhiệm vụ cứu hộ trên biển, khi nó có khả năng hạ cánh thẳng xuống mặt nước để cứu hộ, trong khi tầm bay lại lớn hơn và tốc độ bay nhanh hơn nhiều so với máy bay trực thăng.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 10.

Thiết kế nguyên thủy của Beriev Be-12 yêu cầu phi hành đoàn 4 người, máy bay dài 30 mét, cao gần 8 mét, sải cánh rộng 29,8 mét và có trọng lượng rỗ 24 tấn.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 11.

Dù được Liên Xô sử dụng trong thời đại phản lực, tuy nhiên Beriev Be-12 lại có thiết kế với động cơ cánh quạt. Động cơ này cho phép Be-12 bay ổn định ở tốc độ thấp, rất thích hợp cho nhiệm vụ săn ngầm.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 12.

Loại thủy phi cơ săn ngầm này cũng có khả năng mang theo vũ khí rất đáng nể. Cụ thể, Beriev Be-12 mang theo được tối đa 3 tấn vũ khí, bao gồm nhiều loại ngư lôi khác nhau.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 13.

Cụ thể, các loại ngư lôi tương thích với Be-12 bao gồm ngư lôi tự động dò theo nguồn âm thanh loại AT-1, AT-2 hoặc bom chìm. Do các vũ khí này được treo bên ngoài máy bay, nên cả các loại ngư lôi cỡ 450 và 533mm đều tương thích với loại máy bay này.

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 14.

Trong thời gian phục vụ ở Việt Nam, những chiếc thủy phi cơ Be-12 liên tục được điều chuyển công tác từ không quân sang hải quân (4/1982), rồi sau đó lại chuyển về không quân (6/1984).

Thủy phi cơ "sát thủ tàu ngầm" của Việt Nam trong quá khứ - Ảnh 15.

ới cuối những năm 1980, toàn bộ những chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam đã ngừng hoạt động do hết niên hạn sử dụng. Nhiều nguồn tin cho biết, Việt Nam đã gửi trả những chiếc Be-12 này cho Liên Xô, nên không còn xuất hiện ngay cả trong viện bảo tàng. Nguồn ảnh: Warhistory.

 

Trần Trân (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem