Thuyết âm mưu điên rồ về thương vụ Nokia và Microsoft
Thuyết âm mưu điên rồ về thương vụ Nokia và Microsoft
Huỳnh Dũng
Thứ bảy, ngày 18/12/2021 08:25 AM (GMT+7)
CEO Stephen Elop của Nokia đã phải đối mặt với những lời chỉ trích đáng kể, vì cách xử lý của ông đối với Nokia, bao gồm cả việc ông được xem là “con ngựa thành Troy”, được đặt ở vị trí lãnh đạo Nokia để “chuyển hóa” công ty vào vị trí có thể mua được với giá rẻ cho Microsoft.
Ở phía sau, thế giới công nghệ thường bị coi là buồn tẻ, phức tạp, đầy biệt ngữ, mặc dù các sản phẩm mới có thể thú vị đầy ánh hào quang rực rỡ, nhộn nhịp. Trong quá khứ đã không có ít cớ sự xảy ra trong ngành này, bao gồm những câu chuyện, lý thuyết về việc cạnh tranh chiến lược, phi vụ lật đổ, giả mạo sản phẩm thương hiệu và cả những thứ gián điệp. Và lý thuyết vĩ đại nhất trong số đó là lý thuyết về Con ngựa thành Troy phong xưng cho CEO Stephen Elop của Nokia, người bị cáo buộc đã được Microsoft đưa vào bên trong Nokia để gây mất ổn định công ty để mua lại với giá rẻ hơn. Mặc dù đó là một lý thuyết từng được tranh luận sôi nổi và gây rất nhiều tranh cãi, nhưng liệu đã đến lúc dừng vấn đề này lại và sự thật đằng sau nó là gì?
Được biết, vào năm 2013, Microsoft mua lại bộ phận điện thoại của Nokia trong một thỏa thuận trị giá 5,4 tỷ euro (hơn 7,17 tỷ USD). Với cuộc chơi 7,17 tỷ USD này, Microsoft muốn tăng gấp đôi nỗ lực của mình để cạnh tranh với Apple và Google trong cuộc chơi điện thoại thông minh. Đó cũng là một thời điểm quan trọng trong lịch sử ngành di động, vì Nokia là công ty tiên phong trong ngành và việc mua lại Nokia sẽ cho phép Microsoft tiếp cận với rất nhiều bằng sáng chế và kiến thức chuyên môn liên quan.
Nhưng cuối cùng, sự kết hợp này đã hoàn toàn thất bại trong việc đối đầu với Android và iOS. Microsoft cũng đóng cửa mảng kinh doanh Nokia vào năm 2016 và rút khỏi thị trường smartphone, chỉ vừa trở lại vào năm 2020 với Surface Duo chạy hệ điều hành Android mà không có Nokia nữa. Tuy nhiên, mọi thứ không chỉ dừng lại ở hai mảng chuyện hợp tác và lụi tàn, mà còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn khiến người ta cho rằng, có cả một thuyết âm mưu rộng mở ở phía sau.
Theo đó, có một thuyết âm mưu khẳng định là Stephen Elop, người từng đứng đầu bộ phận kinh doanh của Microsoft, trở thành giám đốc điều hành của Nokia vào năm 2010 và là giám đốc đầu tiên không phải là người Phần Lan trong lịch sử 149 năm của công ty Nokia, ông gia nhập không phải để vực dậy công ty mà ông là một gián điệp của Microsoft. Thuyết âm mưu này thực sự đã xuất hiện trước khi Microsoft mua Nokia.
Nhiều tờ báo lá cải Phần Lan, điển hình là tờ Ilta-Sanoma còn đi xa hơn cáo buộc Cựu CEO Nokia Jorma Ollila thông đồng với Microsoft đã đưa "con ngựa thành Troy" vào Nokia dưới hình thức Stephen Elop. Trang này đặt giả thuyết rằng: "Stephen Elop có thể con ngựa thành Troy hiện được lùa qua cổng của Microsoft".
Vào một dịp gặp gỡ, một người tham dự sự kiện MWC 2011 của Microsoft và Nokia (nơi hai hãng công bố mối quan hệ hợp tác ban đầu) đã hỏi thẳng Elop rằng, liệu ông ấy có phải là một gián điệp hay không. CEO Nokia Stephen Elop đã phủ nhận việc được Microsoft đưa vào Nokia trước khi mua lại công ty này, và nói rằng toàn bộ đội ngũ lãnh đạo Nokia đều góp phần vào quyết định đồng hành với Microsoft.
Stephen Elop cho biết: "Đối với vấn đề con ngựa thành Troy, tôi đã từng làm việc hết sức mình và vì lợi ích của các cổ đông Nokia khi làm việc tại Nokia; Ngoài ra, tất cả các quyết định kinh doanh và chiến lược cơ bản đều được đưa ra với sự hỗ trợ và chấp thuận của Hội đồng quản trị Nokia mà tôi chỉ là một thành viên trong Hội đồng đó. Dù người trong cuộc đã lên tiếng phủ nhận tuy nhiên, thuyết âm mưu này vẫn bị một số nhân viên Nokia bàn tán xôn xao nổi cợm vào thời điểm nóng bỏng đó.
"Tôi nghĩ Microsoft sẽ đợi giá cổ phiếu của Nokia giảm thêm một chút và sau đó sẽ mua lại," một nhân viên Nokia cho biết vào thời điểm đó. Tất nhiên, điều này cuối cùng đã xảy ra vào năm 2013. "Tôi thấy rất đáng ngờ," một nhân viên Nokia khác nói. "Nếu Elop muốn tốt cho công ty, tại sao ông ấy lại khiến công ty mất ổn định, và khiến giá cổ phiếu đi xuống? Có rất nhiều bí ẩn ở đây"; "Thật khó để biết lòng trung thành của ông ấy nằm ở đâu", một cựu nhân viên Nokia khác đã nói vào thời điểm đó.
Về mặt nào đó, thương vụ này là một bất ngờ, theo cách khác, nó là kết luận tất yếu của một chuỗi sự kiện bắt đầu từ năm 2010 với việc bổ nhiệm cựu giám đốc điều hành Microsoft Stephen Elop làm Giám đốc điều hành của nhà sản xuất thiết bị di động Phần Lan. Các nhà phân tích coi vai trò của Elop trong việc bán mảng kinh doanh điện thoại của Nokia cho Microsoft là một điều tốt cho các cổ đông của Nokia. Tuy nhiên, trước những cuộc cạnh tranh của HP và BlackBerry để tìm kiếm giá trị trong mảng kinh doanh thiết bị cầm tay của họ, các cổ đông đã mô tả việc Elop xử lý công ty Nokia như một "cú ăn ba" (bằng tiếng Phần Lan) đưa Nokia vào "con đường hủy hoại" và nguy cơ dẫn đến "đám tang của điện thoại Nokia".
Nokia đã ở tình trạng bất ổn trong thời gian Elop nhậm chức. Doanh thu hàng năm, lợi nhuận và giá cổ phiếu của Nokia đã giảm đáng kể trong thời kỳ Elop nắm quyền. Còn hệ điều hành di động Symbian lại là một mớ hỗn độn cũ nát, không được thiết kế với tính năng cảm ứng ngay từ đầu. Công ty cũng đã rất nỗ lực trong việc phát triển nền tảng MeeGo nội bộ đầy tham vọng của mình, nhưng điều này đã bị trì hoãn nhiều lần trước khi điện thoại MeeGo đầu tiên ra mắt muộn màng vào cuối năm 2011.
Những sự thật chẳng thấm vào đâu từ thuyết âm mưu Elop trở thành con ngựa thành Troy
Trước thuyết âm mưu này, trong cuốn sách có tiêu đề là "Operation Elop" của Pekka Nykänen và Merina Salminen, hai tác giả này đã dày công thực hiện hàng trăm cuộc phỏng vấn liên quan tới sự việc. Sau đó, cả hai kết luận rằng: "Những bàn tán về bất kỳ âm mưu nào đằng sau Elop là hoàn toàn không có cơ sở; Elop không phải là một con ngựa thành Troy. Microsoft đã không đưa ông vào Nokia với kế hoạch sau này mua lại mảng kinh doanh điện thoại của Nokia với giá rẻ. Các cuộc phỏng vấn của chúng tôi cho thấy, không có bất kỳ dấu hiệu nào có thể gợi ý rằng điều đó là có thật, dù chỉ có một chút khả thi"/
Nhưng trong cuốn sách có viết: "Theo nhiều thước đo, Elop là một trong những giám đốc điều hành tồi tệ - nếu không muốn nói là tồi tệ nhất thế giới ". Họ cũng cho rằng Elop đã thất bại một cách kỳ lạ trong sứ mệnh xoay chuyển vận may của công ty Nokia đi xuống, ông ấy đã thất bại trong nỗ lực cứu Nokia. Ông ấy đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng trước thời khắc mang tính sống còn "đỏ lửa" của Nokia vào những năm tháng đó.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.