Tịch tà kiếm pháp trong Kim Dung và lời cảnh tỉnh cho mọi người

Thứ năm, ngày 14/03/2024 10:40 AM (GMT+7)
Việc Lâm Viễn Đồ truyền lại bản chép tay về bí kíp Tịch tà kiếm pháp để con cháu cất giữ vô tình đã đem họa đến cho hậu duệ của ông.
Bình luận 0

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Lâm Viễn Đồ chỉ xuất hiện qua lời kể của nhân vật khác, ban đầu ông là một nhà sư pháp danh Độ Nguyên thiền sư, là đệ tử của Hồng Diệp thiền sư, Độ Nguyên được sư phụ phái đến Hoa Sơn đòi lại bí kiếp võ công bị đánh cắp là Quỳ hoa bảo điển. Sau đó vô tình nghe được một phần của bí kíp này từ các cao thủ phái Hoa Sơn, ông đã hoàn tục lấy tên là Lâm Viễn Đồ, rời chùa Thiếu Lâm, lấy vợ sinh con, lập ra Phước Oai tiêu cục ở Phúc Châu.

Về sau ông tập luyện võ công mà mình đã học được từ bộ Quỳ hoa bảo điển và phát triển thành Tịch tà kiếm phổ (hay Tịch tà kiếm pháp) có 72 đường kiếm, và trở thành một trong những kiếm thủ xuất chúng, đánh bại nhiều cao thủ bấy giờ, trong đó có đệ nhất kiếm thuật Trương Thanh Tử thuộc phái Thanh Thành, nên bí kíp Tịch tà kiếm pháp đã khiến nhiều nhân vật giang hồ thèm muốn.

Tuy nhiên, Lâm Viễn Đồ hiểu tác hại của Tịch tà kiếm pháp nên đã không cho con cháu mình luyện tập. Mặc dù ông không cho phép hậu duệ luyện tập, nhưng ông vẫn truyền lại bản chép tay về bí kíp này để con cháu cất giữ.

Tịch tà kiếm pháp trong Kim Dung và lời cảnh tỉnh cho mọi người- Ảnh 1.

Tạo hình Lâm Bình Chi trong phim Tiếu ngạo giang hồ.

Vì lý do này hậu duệ của ông, gia đình Lâm Chấn Nam, đã phải đối mặt với những bi kịch do việc lưu giữ bí kíp này mang lại. Toàn bộ tiêu cục Phước Oai bị sát hại bởi trưởng môn của phái Thanh Thành là Dư Thương Hải, đồng thời vợ chồng Lâm Chấn Nam cũng chết trong tay kẻ địch chỉ duy nhất có một mình Lâm Bình Chi, con trai của Lâm Chấn Nam chạy thoát.

Câu chuyện này là bài học đắt giá về việc không nên cất giữ báu vật mà không có đủ năng lực bảo vệ. Tịch tà kiếm pháp tuy lợi hại nhưng cũng đầy tai họa, nó đã khơi dậy lòng tham của nhiều người như Tả Lãnh Thiền trưởng môn phái Tung Sơn, Nhạc Bất Quần trưởng môn phái Hoa Sơn, Dư Thương Hải, Mộc Cao Phong,… dẫn đến những hành động bất chấp đạo lý, thậm chí là tàn ác để chiếm đoạt.

Có thể nói, khi sở hữu một món đồ mà khiến người khát thèm khát, cần ý thức được trách nhiệm và tác động của nó đến bản thân, gia đình và cộng đồng. Lâm Viễn Đồ đã không lường trước được hậu quả của việc truyền lại bản chép tay bí kíp cho con cháu, dẫn đến bi kịch cho hậu duệ của ông. Điều này nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của trách nhiệm, ý thức và tác động của quyết định cá nhân đối với cộng đồng và gia đình.

* Bài viết này là góc nhìn của tác giả về nhân vật Lâm Viễn Đồ và Tịch tà kiếm pháp.

Quốc Tiệp (Theo Người Đưa Tin)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem