Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái"

Thứ sáu, ngày 05/03/2021 10:32 AM (GMT+7)
Phó chủ tịch hãng Rolls-Royce của Anh sau khi sang thăm Phòng thiết kế Mikoyan, phát hiện thấy các mẫu động cơ của mình bị làm nhái, đã phẫn nộ khởi kiện chính phủ Liên Xô, về hành vi xâm phạm bản quyền sỡ hữu, đòi bồi thường 207 triệu Bảng.
Bình luận 0
Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 1.

Các tiêm kích phản lực Lockheed P-80 của Mỹ và Gloster Meteor F3 của Anh tối tân khi đó, đã trở thành những tấm bia di động để những chiếc MiG-15 truy đuổi, ngắm bắn. Mãi đến khi không quân Mỹ khẩn cấp đưa sang 3 không đoàn tiêm kích F-86 Sabre hiện đại nhất, thì cuộc chiến trên không mới dần trở lại thế cân bằng.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 2.

Không ai biết rằng những chiếc tiêm kích MiG-15 đó đang được lắp động cơ “Nene-RD-45” mà Liên Xô sao chép của không quân Hoàng gia Anh. Động cơ phản lực không khí (Jet engine), là một dạng của động cơ phản lực sử dụng oxy từ không khí cùng nhiên liệu, tạo ra lực đẩy phản lực và giống với các động cơ phản lực ngày nay.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 3.

Cuối Chiến tranh Thế giới 2, quân Đức Quốc xã bắt đầu đưa vào sử dụng loại máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên Me-262. Loại máy bay được lắp 2 động cơ tuốc bin trục, trang bị 4 khẩu pháo liên thanh cỡ nòng 30mm, dễ dàng tiếp cận xé nát các pháo đài bay B-17 của Mỹ và oanh tạc cơ chiến lược Lancaster của Anh.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 4.

Sau khi chiến tranh kết thúc, nhận thấy ưu thế lớn của máy bay phản lực, Mỹ và Liên Xô “chạy đua” lấy hết tài liệu kỹ thuật và các linh kiện của Me-262 rồi kết hợp với vốn liếng kỹ thuật của mình, để nhanh chóng phát triển ra loại máy bay chiến đấu phản lực của mỗi nước, không quân các nước dần dần bước vào thời đại phản lực hóa.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 5.

Ban đầu Liên Xô phỏng chế các loại động cơ Junker Jumo 004 và BMW 003 của Đức; sau đó tự nghiên cứu chế tạo ra các loại động cơ phản lực không khí TP-1 và động cơ tua-bin phản lực cánh quạt RD-10A/20 đầu tiên của riêng mình; nhưng sau khi sản xuất hàng loạt thì phát hiện ra độ tin cậy rất kém.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 6.

Loạt máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên Yak-15 và Yak-17, do động cơ yếu nên tính năng tác chiến còn thua kém cả loại máy bay cánh quạt sử dụng vào thời kỳ cuối Chiến tranh Thế giới 1. Tiêm kích MiG-9 chế tạo sau đó cũng không khiến các nhà lãnh đạo và giới chỉ huy quân sự hài lòng do vấn đề động cơ.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 7.

Đầu những năm 1950, không quân Trung Quốc lần lượt tiếp nhận trang thiết bị của 13 sư đoàn không quân Liên Xô, trong đó có 358 máy bay tiêm kích MiG-9. Do sức đẩy của động cơ yếu, khả năng cơ động rất kém, sau khi sử dụng thử để đánh giá, Trung Quốc cho rằng nó không địch lại được tiêm kích F-80 của Mỹ.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 8.

Tháng 5/1951, phía Liên Xô 2 lần gửi điện cho Trung Quốc, nêu rõ: do Liên Xô trước đây đánh giá sai về khả năng chiến đấu của MiG-9, nên sẽ bù đắp bằng cách viện trợ không hoàn lại 6 sư đoàn, gồm 372 máy bay chiến đấu MiG-15 thay thế cho 6 sư đoàn sử dụng MiG-9.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 9.

Khi đó, hai loại động cơ phản lực không khí Nene và Derwent X của hãng Rolls-Royce Anh là loại tiên tiến hàng đầu thế giới với ưu thế lực đẩy lớn, trọng lượng nhẹ, công tác ổn định, rất phù hợp với nhu cầu của không quân Liên Xô. Người đứng đầu cơ quan tình báo Liên Xô đề xuất yêu cầu hoặc là bỏ tiền mua, hoặc tìm cách lấy cắp.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 10.

Tổng công trình sư hàng không Yakovlev cũng đề nghị Stalin: “Công ty Roll-Royce của Anh có loại động cơ Nene rất tốt. Chúng ta bỏ tiền mua là ổn”. Nghe xong, Stalin nổi giận: “Liệu có thằng ngốc nào lại đi làm cái việc ngu xuẩn đó không? Chỉ có những kẻ ngu ngốc mới bán cho chúng ta thứ kỹ thuật tuyệt mật của họ!”.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 11.

Vậy mà, đúng là thế gian lại có những kẻ ngốc nghếch thật! Mùa hè năm 1944, với mục đích lôi kéo đồng minh, người Anh tặng cho Liên Xô xác một quả bom bay V-1 khá nguyên vẹn của Đức Quốc xã mà họ thu được. Món quà này giúp Liên Xô có bước phát triển mang tính đột phá về kỹ thuật tên lửa.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 12.

Khi Liên Xô đưa ra đề nghị mua động cơ của Anh với thái độ thăm dò, nào ngờ chính phủ Công Đảng của Thủ tướng Clement Richard Attlee vừa giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử 1945, vui vẻ đáp ứng ngay bởi người Anh khi đó rất cần tiền để tái thiết sau chiến tranh và muốn cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 13.

Phía Anh đồng ý bán động cơ nhưng không bán sơ đồ thiết kế và giấy phép sản xuất dù trong nội bộ chính phủ khi đó có nhiều người kịch liệt phản đối. Tháng 5/1946, đại diện thương mại của Liên Xô tại London, tìm đến Công ty Roll-Royce để thương thảo việc mua bán động cơ phản lực và giấy phép sản xuất.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 14.

Liên Xô lập tức bỏ tiền mua ngay 10 động cơ Derwent và 10 động cơ Nene. Tiếp đó, vì tiền mà mụ mị đầu óc, người Anh lại bán tiếp 2 đợt tổng cộng 55 chiếc động cơ Nene quý giá. Cục thiết kế Mikoyan sau khi nhận được các động cơ loại RD-45, đã chế tạo được loại máy bay chiến đấu thần thánh MiG-15, làm nên niềm kiêu hãnh của không quân Liên Xô thời đó.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 15.

Người Anh sau khi bán cho Liên Xô những động cơ trên, liền tiếp tục sản xuất số lượng lớn rồi đợi “khách” quay lại mua tiếp, hoặc thương lượng mua bản quyền sở hữu trí tuệ, nhưng người Liên Xô đã “một đi không trở lại”. Những động cơ được mua về, lập tức được Liên Xô dỡ ra nghiên cứu.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 16.

Với đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật hùng hậu, cùng nền tảng công nghiệp vững mạnh, chỉ ít lâu sau hàng loạt động cơ phỏng theo cơ chế “Nene-RD-45” phiên bản Liên Xô đã ra đời. Những chiếc tiêm kích MiG-15 tối tân với các tính năng ưu việt, lắp loại động cơ này được sản xuất hàng loạt năm 1948 là dấu ấn cho sự ngớ ngẩn của người Anh.

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 17.

Loại chiến đấu cơ MiG-15 này đã thể hiện ưu thế trước không quân Mỹ, trong các trận không chiến trên bầu trời Trung Quốc và trong Chiến tranh Triều Tiên sau này khiến Mỹ phải "xơi quả đắng".

Tiêm kích chiến đấu kiêu hãnh của Nga hóa ra cũng chỉ là "hàng nhái" - Ảnh 18.

Đến cuối thập niên 1950, ông Whitney Stuart, Phó chủ tịch hãng Rolls-Royce khi sang thăm Phòng thiết kế Mikoyan, phát hiện thấy các mẫu động cơ Nene và Derwent bị làm nhái đã phẫn nộ khởi kiện chính phủ Liên Xô, về hành vi xâm phạm bản quyền sỡ hữu, đòi bồi thường 207 triệu Bảng. Đương nhiên, phía Liên Xô không thèm lên tiếng trả lời nên phía Anh vác đơn kiện đi khắp nơi rồi... đành thôi.



 

Tiến Minh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem