Tiến sĩ Alan Phan rời Việt Nam sang Mỹ làm ăn: 8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học quý

Đăng Thúy (thực hiện) Thứ tư, ngày 22/10/2014 06:34 AM (GMT+7)
“Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu USD trong cuộc chơi này. Nhưng đó chỉ là thất bại nhỏ” - tiến sĩ (TS) Alan Phan cho biết trong cuộc trò chuyện với phóng viên NTNN - Dân Việt về quyết định rời Việt Nam đến Mỹ lập nghiệp ở tuổi 69.
Bình luận 0

Thưa TS, sau 8 năm gắn bó đi về với Việt Nam, ông lại có quyết định ra đi để lập nghiệp ở Mỹ, vì sao vậy?

Quan điểm
img
Tiến sĩ Alan PhanSáng lập viên của Alan Phan Associates
  Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu đô la trong cuộc chơi này. Nhưng đây chỉ là một thất bại nhỏ, không quan trọng khi nhìn từ đại cuộc. Tôi không lao hết lực vào dự án nào ở Việt Nam vì sau khi nghiên cứu khảo sát cẩn thận, tôi thấy kỹ năng của mình hoàn toàn không thích hợp...  
- Quả tình tôi khá thất vọng về sự trì trệ tiếp diễn của kinh tế Việt Nam. Trong quãng đời làm ăn của tôi, tôi đã từng đối diện với tình huống tương tự tại nhiều quốc gia khác. Nhưng tôi không có cảm xúc gì như lần này vì những nơi đó không phải là “quê hương” với những ký ức và kỷ niệm êm đềm trong quá khứ. Tuy nhiên, lần này lý do chính là vì một quyết tâm thay đổi. Tôi đã ở châu Á suốt 20 năm qua, đã đến lúc phải lật một “trang sử” mới cho đời sống cá nhân.

 

Khi Alan Phan trở về Việt Nam cách đây 8 năm, giới kinh doanh Việt Nam đã chờ đợi sự đột phá nào đó từ ông, song thực tế, người ta thường thấy một Alan Phan xuất hiện ở Việt Nam trong vai trò là cố vấn về kinh tế chứ không phải là một nhà đầu tư, vì sao vậy?

- Tôi đã đầu tư thử nghiệm tại Việt Nam và mất khoảng 2 triệu đô la trong cuộc chơi này. Nhưng đây chỉ là một thất bại nhỏ, không quan trọng khi nhìn từ đại cuộc. Tôi không lao hết lực vào dự án nào ở Việt Nam vì sau khi nghiên cứu khảo sát cẩn thận, tôi thấy kỹ năng của mình hoàn toàn không thích hợp. Qua 44 năm kinh doanh, tỷ lệ thắng thua của tôi chỉ vào khoảng 65/35. Hơn trung bình một chút.

Nhiều người bi quan cho rằng, TS Alan Phan rời Việt Nam là tín hiệu cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam không mấy sáng sủa trong tương lai. Liệu đó có phải là sự thật không?

- Tôi nghĩ rằng môi trường làm ăn tại Việt Nam sẽ tiếp tục trì trệ trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, cơ hội vẫn rất nhiều và rất tốt cho những doanh nhân biết nắm bắt. Các thành phần kinh tế khác có nhiều triển vọng là nhà đầu tư FDI, quỹ mạo hiểm, doanh nghiệp gia công và xuất khẩu.

Mới đây, Trung Quốc đã chiếm vị trí của Mỹ để trở thành nền kinh tế số 1 thế giới (dựa trên sức mua), vậy ông có tự tin khi trở lại Mỹ lập nghiệp ở tuổi 69?

-Tôi tự tin là mình sẽ đóng góp hữu hiệu cho các đối tác và nhân viên song hành trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, sự thành công của một doanh nghiệp tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố, quá phức tạp để có thể dự đoán chính xác. Cứ đem hết khả năng tham dự cuộc chơi và để “số phận” định đoạt thành bại?

TS có thể tiết lộ chi tiết hơn về kế hoạch thiết lập một doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ in 3D tạo ra sản phẩm đặc thù, mà ông đang ấp ủ không?

- Thực sự, tôi muốn thiết lập một doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ in 3D tạo ra một sản phẩm đặc thù và xây dựng hoàn thiện một thương hiệu mình có thể hãnh diện. Vài chuyên viên của công ty đang thu góp dữ liệu để lập kế hoạch cho dự án. Ấp ủ là một chuyện, còn việc khả thi thì cần đến những con số chính xác và thực tế. Chúng tôi chỉ biết rõ để quyết định đầu tư trong vài tháng tới.

Điều khó khăn nhất khi bắt đầu cuộc chơi mới ở tuổi 69 là gì, thưa ông?

- Sức khoẻ là quan tâm hàng đầu. Sau đó là sự năng động để ứng phó với thử thách và kiên nhẫn để chịu đựng và vượt qua những lỗi lầm.

TS có lời hứa hẹn ngày trở lại Việt Nam không?

- Mọi khởi nghiệp đều chiếm rất nhiều thời gian; nên tôi nghĩ là thời gian để đi về Á châu thường xuyên sẽ bị nhiều giới hạn.

Xin cảm ơn ông!

img 
 
TS Alan Phan hiện là sáng lập viên của Alan Phan Associates (APA) có trụ sở tại California và Hongkong. APA chuyên về hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) liên lục địa và tư vấn chiến lược kinh doanh toàn cầu cho các công ty đa quốc gia. Trước đó, TS Alan Phan điều hành Quỹ Viasa Fund tại Hongkong chuyên đầu tư vào thị trường Trung Quốc (2002-2008). Ông cũng là sáng lập viên và CEO của nhóm Công ty Hartcourt có 7 công ty con về IT tại Trung Quốc (1995- 2002). Ông còn là tác giả của 11 cuốn sách về kinh tế, xã hội của các thị trường mới nổi... Ông cũng là giáo sư thỉnh giảng của vài đại học Mỹ và Trung Quốc. TS Alan Phan nhận bằng kỹ sư, thạc sĩ tại Mỹ và TS tại Australia.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem