Trong hơn 24h qua, xoay quanh đề xuất cải tiến bảng chữ cái "Tiếng Việt" thành "Tiếq Việt", "Luật giáo dục" thành "Luật záo zụk" của PGS-TS Bùi Hiền đã gây nên những tranh cãi trên mạng xã hội.
Người trong giới nghiên cứu ngôn ngữ nhận định rằng ở bất cứ ngôn ngữ của quốc gia nào trên thế giới, cũng sẽ có chuyện chữ viết, phát âm có những điểm không thống nhất hoặc là "vênh" như tác giả Bùi Hiền nói. Và lịch sử đã chỉ ra, thay đổi chẳng những không có lợi mà còn có hại!
Đề xuất cải tiến cách viết tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền - nguyên Hiệu phó ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội - đang khiến nhiều người chỉ trích gay gắt. Nhưng cũng có người cho rằng, việc cải tiến nên được trân trọng, đừng vội "ném đá" mà "giết chết" ý tưởng sáng tạo của các nhà khoa học.
Tác giả ý tưởng cải tiến “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” khẳng định, ngôn ngữ nếu cải tiến sẽ dễ viết, dễ nhớ và tiết kiệm vật lực. Đơn cử, một nhà xuất bản dùng 100 tấn giấy trong 1 năm thì với phương án cải tiến này, họ rút giảm được 8 tấn giấy.
Chỉ sau 12 giờ đăng tải trên trang mạng xã hội UNILAD, video dạy đếm số tiếng Việt bằng nhạc của Như Kayla đã nhận được 2 triệu lượt xem, hàng chục nghìn lượt bình luận và chia sẻ.
Mặc dù đọc vanh vách, chỉ chữ nào biết chữ đó, nhưng khi hỏi nghĩa của đoạn văn hay của từ thì con chỉ lắc đầu. Đó là tâm sự của không ít bà mẹ có con học tiểu học mà phải “khóc thét” mỗi lần tìm cách giải nghĩa từ cho con.