Việc sử dụng năng lượng ở doanh nghiệp cần phải kiểm soát chặt chẽ, tiết kiệm trong sản xuất. Ảnh minh họa tại một doanh nghiệp may mặc ở Hà Nội. Ảnh: Đ.D
Theo đó, có 585 dự án được triển khai với trên 10.000 mẫu sản phẩm thuộc 15 nhóm sản phẩm mục tiêu đã được dán nhãn năng lượng. Chương trình nhãn năng lượng đã tạo được thói quen tiêu dùng, mua sắm các sản phẩm hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng. Thống kê cho thấy, hiện cả nước có trên 700.000 dàn nước nóng năng lượng mặt trời đã được lắp đặt, mỗi năm tiết kiệm khoảng 1 tỷ kWh điện, tương đương 1.600 tỷ đồng…
Tuy nhiên, tiết kiệm điện vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, như: Vấn đề xây dựng cơ sở dữ liệu về sử dụng năng lượng, việc ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn về sử dụng năng lượng trong các ngành chưa đồng bộ, thiếu chuyên gia công nghệ, vốn đầu tư ban đầu cho các dự án tiết kiệm năng lượng, hoạt động thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực sử dụng năng lượng.
Đại diện EVN cho biết, để mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng hiệu quả hơn nữa, cần có cơ chế vay vốn linh hoạt, thủ tục đơn giản cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp sản xuất các thiết bị tiết kiệm điện, điều chỉnh giá mua điện hợp lý để khuyến khích doanh nghiệp phát triển các dạng năng lượng tái tạo...
Báo cáo về tình hình thực hiện tiết kiệm của mình, EVN cho biết, sản lượng tiết kiệm điện bình quân/năm đoạn 2011 – 2014 của EVN là 1,9 tỷ kWh/năm. Kết quả giảm tổn thất điện năng liên tục thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao với 9,23% (2011), xuống còn 8,87% (2013), 8,49% (2014) và phấn đấu năm 2015 xuống còn 8%.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.