Lòng bàn tay đỏ: Trong y học gọi hiện tượng lòng bàn tay luôn luôn có màu đỏ sẫm là lòng bàn tay đỏ. Đây là dấu hiệu của bệnh gan, cụ thể hơn là chứng gan nhiễm mỡ hoặc xơ gan. Tuy nhiên, trong thời kỳ mang thai, lòng bàn tay đỏ là hiện tương vô cùng bình thường bởi sự gia tăng lưu lượng máu đến bàn tay.
Ngón tay đeo nhẫn dài: Ở phụ nữ, nếu ngón tay đeo nhẫn dài hơn ngón trỏ thì họ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao. Thế nhưng với nam giới, điều này lại hoàn toàn bình thường, nam giới thường có ngon tay đeo nhẫn lớn hơn ngón trỏ.
Bàn tay bị sưng: Khi bàn tay trở nên cứng và sưng thì có thể là dấu hiệu của bệnh suy giáp. Khi tuyến giáp hoạt động mất cân bằng sẽ gây giảm sự trao đổi chất và kết quả là chứng tăng cân, cơ thể giữ nước và sưng phù.
Móng tay trắng, nhợt nhạt: Nếu móng tay của bạn nhợt nhạt và có màu trắng thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu. Thiếu sắt khiến móng tay nhợt nhạt do không có đủ các tế bào màu đỏ. Tình trạng này khi không được điều trị kịp thời có thể làm cho móng tay có hình dạng hơi lõm.
Đốm đỏ dưới móng tay: Khi xuất hiện những đốm màu đỏ hoặc nâu nhỏ xíu dưới móng được gọi là xuất huyết Splinter. Triệu chứng này cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng máu hoặc bệnh tim, có thể là hiện tượng nhiễm trùng van tim được gọi là viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.
Đầu ngón tay dày và tròn: Khi đầu ngón tay có hiện tượng dày và tròn hơn thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc bệnh tim.
Đầu ngón tay xanh xao: Đầu ngón tay có màu xám, xanh hoặc tê biểu hiện sự lưu thông máu bị suy yếu. Rối loạn tuần hoàn này được gọi là bệnh Raynaud khiến bàn tay lạnh và tê đầu ngón tay.
Đốm nâu hoặc đỏ trên bề mặt bàn tay: Những đốm nâu hoặc đỏ trên bề mặt bàn tay phản ánh bệnh tiểu đường. Trong đó dây thần kinh và mạch máu trở nên suy yếu bao gồm toàn bộ các dây thần kinh ở bàn tay. Điều này gây ra những đốm đỏ trên tay do xuất huyết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.