Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 4 tháng 8 năm 1972, phi hành đoàn của một chiếc máy bay quân sự của Mỹ trong khi đang thực hiện chuyến bay qua cảng có đặt mìn ở vùng Hòn La, đã chứng kiến một vụ nổ của khoảng 20-25 quả mìn trên biển xảy ra trong khoảng 30 giây. Ngoài ra, từ trên không có thể thấy rõ những vết nổ từ những quả mìn được thả xuống ba tháng trước đó.
Tại thời điểm đó, các binh sĩ Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên vì vụ nổ mìn vô cớ hàng loạt như vậy. Đương nhiên những quả mìn này là mìn tự nổ, nhưng thời hạn phát nổ phải là 30 ngày sau đó.
Vào ngày 15 tháng 8, Đô đốc Bernard Clary, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã gửi yêu cầu về việc xem xét, liệu có phải đó là do ảnh hưởng của Mặt Trời mà mìn nổ hay không.
Trên thực tế, phần lớn đạn dược đều có cầu chì từ, hoạt động theo những thay đổi của từ trường xung quanh. Vào thời điểm đó, các nhà khoa học đã phát hiện ra ảnh hưởng của vết lóa Mặt Trời đối với những thay đổi trong môi trường từ tính.
Thì ra, vào đầu tháng 8 năm 1972, Mặt Trời hoạt động ở mức tích cực kỷ lục, trong khu vực 11976 MR có ghi nhận một vài vết lóa Mặt Trời rất mạnh. Các chuyên gia quân sự có nhiệm vụ điều tra vụ mìn tự nổ đã tới thăm phòng thí nghiệm nghiên cứu môi trường không gian NOAA để đàm thoại với các nhà khoa học. Cuộc điều tra đã đem đến kết quả cho rằng, "rất có thể" nguyên nhân của vụ nổ là sự hoạt động tích cực của Mặt Trời được ghi nhận vào tháng Tám năm đó.
Mối nguy lớn nhất từ những vết lóa Mặt Trời là ở chỗ: bức xạ cực tím và các hạt bay có năng lượng cao có khả năng phát hủy lớp ôzôn mỏng manh, gây đột biến gien và phá hủy toàn bộ hệ sinh thái.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.